Công tác duy tu, bảo dưỡng chưa được quy định cụ thể

Một phần của tài liệu Luận văn: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công trình hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn, miền núi vùng dân tộc thiểu số potx (Trang 80 - 82)

6. Một số khó khăn, hạn chế về phát triển hạ tầng vùng ĐBKK

6.9. Công tác duy tu, bảo dưỡng chưa được quy định cụ thể

Duy tu, bảo dưỡng công trình sau khi bàn giao đưa vào sử dụng là hết sức cần thiết. Vấn đề này trong quy chế đầu tư của Việt Nam trước đây ít được đề cập, một mặt do ngân sách Nhà nước hạn hẹp, xây dựng xong là kết thúc quá trình đầu tư; chuyển sang thực hiện chế độ duy tu, bảo dưỡng bằng vốn sự nghiệp do cơ quan tài chính thu xếp. Nhưng vấn đề này quy định chưa chặt chẽ, quy định chưa rõ ràng, định mức duy tu bảo dưỡng rất thấp nên kết quả cũng không đáp ứng yêu cầu; và nếu để thực hiện duy tu bảo dưỡng cũng phải mất một số năm sau mới có kế hoạch; Mặt khác công tác duy tu bảo dưỡng phần lớn giao cho địa phương (tỉnh, huyện, xã, hoặc doanh nghiệp) tự tổ chức thực hiện nên chất lượng kém, công trình chóng hư hỏng, xuống cấp. Ngày nay, công tác XDCB đã có bước tiến khá lớn, vấn đề duy tu, bảo dưỡng đã được chú ý hơn nhưng vẫn chưa trở thành quy định bắt buộc đối với mọi cấp, mọi ngành, nhiều công trình chỉ mới thực hiện chế độ bảo hành trong một thời gian nhất định, chưa có chính sách duy tu, bảo dưỡng. Vấn đề đặt ra hiện nay là công tác bảo hành chỉ thực hiện đối với công trình hư hỏng do thiết kế sai hoặc do quá trình thi công chưa tốt, còn do tác đọng của thiên nhiên, của con người gây ra thì chưa có nguồn nào để thực hiện, vì vậy mà

nhiều công trình giao thông, thuỷ lợi hoặc các công trình kiến trúc chỉ bị hư hỏng nhỏ không được tu sửa kịp thời thì "bé xé ra to" và sự hư hỏng dễ xảy ra, tính bền vững của công trình bị đe doạ, nhiều trường hợp gặp rủi ro hư hỏng không còn khả năng khôi phục.

Riêng công trình hạ tầng ở các xã ĐBKK, vùng đồng bào dân tộc thiểu số như phần trên đã nêu là những công trình mang tính tạm bợ nên dễ tổn thất, việc bắt buộc các nhà thầu thực hiện chính sách bảo hành công trình là cần thiết, nhằm tăng trách nhiệm trong quá trình xây dựng, nhưng vốn đầu tư cho loại công trình 135 không lớn, địa bàn thực hiện đầu tư là nơi xa xôi hẻo lánh, không đáng công bắt nhà thầu đi lại tốn kém, nên thay vào hoạt động này bằng việc tăng cường hoạt động bảo dưỡng, duy tu công trình và nên có quy chế huy động nguồn lực (kinh phí, nhân công) cho rõ ràng, minh bạch: nên có quy định rõ lấy kinh phí từ nguồn nào, sử dụng ra sao, ai quản lý; nên phân theo tính chất và quy mô công trình, loại nào thì được dùng kinh phí Nhà nước, loại nào thì giao cho cộng đồng tự chịu trách nhiệm…

Những công trình đầu tư lớn, có kỹ thuật phức tạp khi gặp sự cố phải có sự giúp đỡ của Nhà nước, của Chính quyền các cấp về ngân sách để thực hiện duy tu bảo dưỡng nhằm bảo đảm tính ổn định, sự an toàn của công trình là hết sức cần thiết. Những công trình xây dựng thuộc Chương trình 135 thường thi công bằng đất đá, lao động thủ công, nên có kế hoạch duy tu bảo dưỡng đi kèm, nếu gặp mức độ hư hỏng nặng thì phải có sự trợ giúp từ ngân sách của tỉnh, trường hợp nhẹ thì nên giao cho dân tại chỗ chịu trách nhiệm hàn gắn, xử lý.

Do đặc điểm địa hình, điều kiện tự nhiên, ý thức của người dân và đặc biệt là do quy mô và tính chất công việc quyết định chất lượng công trường, vì vậy việc hỗ trợ từ Ngân sách Nhà nước cho công tác duy tu bảo dưỡng công trình thuộc Chương trình 135 là cần thiết và không nên dừng sau khi kết thúc quá trình XDCB.

Hiện nay việc duy tu bảo dưỡng công trình ở các xã 135 đang lúng túng về phân công, về kinh phí, về quy chế vận hành,… cần xây dựng quy chế cụ thể, phan loại ngân sách cấp, loại do cộng đồng đóng góp, định mức kinh phí, sổ sách theo dõi… trong kế hoạch hàng năm của xã phải dự trừ vốn cho công tác này.

Một phần của tài liệu Luận văn: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công trình hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn, miền núi vùng dân tộc thiểu số potx (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)