Kết quả thực hiện chương trình 135 có được những thành tựu to lớn trên đây là nhờ một số nguyên nhân cơ bản:
4.1. Chủ trương đúng, hợp lòng dân
Thủ tướng Chính phủ ban hàng Quyết định 135 phê duyệt chương trình phát triển kinh tế -xã hội các xã ĐBKK miền núi và vùng sâu, vùng xa là một chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân, chỉ đạo với quyết tâm cao và bằng những quyết sách đặc biệt:
- Nghị quyết của Chính phủ tại phiên họp thường kỳ tháng 3 năm 1998 đã xác định: "Đây là một chương trình đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước". Để đảm bảo cho chương trình thực hiện với tính khả thi cao. Chính phủ đã có nhiều quyết sách; Giành nguồn lực từ NSNN, huy động nguồn lực của cộng đồng, phân công giúp đỡ các tỉnh nghèo (văn bản 174/CP-VX của Chính phủ), phân công các thành viên ậon chỉ đạo chương trình Trung ương (Quyết định số 01/1999/QĐ-TTg ngày 4/1/1999 của Thủ tướng Chính phủ), ban hành quy chế quản lý sử dụng các khoản đóng góp của dân (Nghị định 24/NĐ-CP của Chính phủ), và cho phép chương trình vận hành theo một cơ chế đặc biệt hợp với lòng dân, phù hợp với trình độ, năng lực của cán bộ các xã ĐBKK (Thông tư liên tịch số 416 và 666).
- Việc điều chỉnh nội dung đầu tư trong quá trình thực hiện chương trình 135 đã giải quyết được những yêu cầu bức thiết, đáp ứng được tâm tư,
tình cảm, nguyện vọng của nhân dân ở vùng ĐBKK biên giới, vùng ATK, đã đưa hết các xã nghèo và xã đối tượng chính sách vào chương trình, mở rộng phạm vi đầu tư, tăng mức hỗ trợ từ nguồn NSNN, giúp các xã nghèo có điều kiện để vượt lên:
+ Phạm vi chương trình 135 được mở rộng dần, năm 1999 đầu tư 1.000 xã trong tổng số 1.715 xã khu vực III, ở 91 huyện trong 30 tỉnh; mặc dù ngân sách Nhà nước còn khó khăn nhưng Chính phủ quyết định mở rộng phạm vi đầu tư ra các xã biên giới khu vực II, các xã ATK khu vực II nên đến cuối năm 2003 đã đưa hết các xã ĐBKK khu vực III (xã biên giới, xã ATK khu vực II) vào chương trình, nâng tổng số xã tham gia chương trình lên 2.362 xã.
Biểu 5: Số xã được đầu tư hạ tầng thuộc chương trình 135 năm 2003 chia theo vùng
Vùng Tổng số TW hỗ trợ Địa phương
tự đầu tư
Tổng số 2.362 2.233 129
Miền núi phía Bắc 1.264 1.239 25
Đồng bằng sông Hồng 206 206 0
Bắc Trung Bộ 253 253 0
Duyên Hải miền Trung 316 316 0
Tây Nguyên 72 66 6
Miền Đông 145 93 52
Đồng bằng sông Cửu Long 106 60 46
+ Đối tượng đầu tư cũng được thay đổi, năm 1999 chỉ đầu tư 6 loại công trình: giao thông, thuỷ lợi, cấp nước sinh hoạt, cấp điện, trường học, trạm y tế xã, đến năm 2000 đưa thêm chơ, năm 2001 đưa thêm khai hoang.
Với 8 loại công trình trên cơ bản đáp ứng được yêu cầu của các xã thuộc chương trình phù hợp với khả năng nguồn vốn của Nhà nước.
+ Mức vốn đầu tư hạ tầng hàng năm cũng được tăng dần, từ năm 1999 đến năm 2002, NSNN hỗ trợ bình quân 400 triệu đồng/xã; từ năm 2003 trở đi hỗ trợ bình quân 500 triệu đồng/xã. Theo đánh giá của Ban chỉ đạo, có khá nhiều chương trình, dự án cùng đầu tư trên địa bàn xã 135 nên bình quân mỗi xã được đầu tư khoảng 1.200 triệu - 1500triệu đồng/năm. Với số vốn này nên được quản lý, điều hành tốt thì giải quyết được khá nhiều nhu cầu của địa phương.
Tuy nhiên về tiêu chí bước đầu mới xác định ở mức tương đối, chưa được lượng hoá nên tình trạng tăng xã kéo dài trong nhiều năm, cho đến nay các địa phương vẫn có xu hướng muốn tăng xã nghèo lên, không muốn đưa những xã hoàn thành mục tiêu ra khỏi chương trình; thậm chí việc khai hoang xây dựng đồng ruộng là tạo ra tư liệu sản xuất thuộc dự án hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm ngư nghiệp, vẫn được đưa vào dự án hạ tầng của chương trình 135 theo đề nghị của một số địa phương.
Biểu 6: Tổng số xã 135 được đầu tư qua các năm
Đơn vị: xã TT Xã thuộc diện đầu
tư của CT 135 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 KH 2004 1 Xã đặc biệt khó khăn 1.012 1.490 1.884 1.907 1.907 1.919 2 Xã biên giới * 188 388 388 388 388 388 3 Xã ATK 0 0 53 67 67 67 Cộng 1.200 1.878 2.325 2.362 2.362 2.374 Trong đó: - NSTW đầu tư: 1.200 1.753 2.200 2.233 2.233 2.245 - NSĐP đầu tư: 0 125 125 129 129 129
- Quyết định 138/2000/QĐ - TTg ngày 29 tháng 11 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về hợp nhất các chương trình, dự án khác có cùng mục tiêu, đối tượng, địa bàn vào chương trình 135; Chỉ thị số 16/2003/CT-TTg ngày 18 tháng 6 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, chỉ đạo thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã ĐBKK vùng đồng bào dân tộc miền núi, biên giới và vùng sâu, vùng xa (chương trình 135), đã thực hiện hàng loạt các chính sách, biện pháp nhằm dồn sức của cả nước để phát triển kinh tế - xã hội vùng đói nghèo nhất, khó khăn nhất và chỉ có như vậy, chương trình 135 mới có được những cơ hội thuận lợi để đảm bảo thành công.
4.2. Thực hiện XĐGN trên cơ sở phát huy nội lực từ dân
- Chương trình 135 là chương trình hợp lòng dân, xuất phát từ lợi ích thiết thực của nhân dân, phát huy được ý thức trách nhiệm của cộng đồng được nhân dân cả nước nói chung và đồng bào các dân tộc nói riêng tự giác hưởng ứng, đồng lòng ủng hội và tích cực thực hiện nên đạt kết quả tốt.
- Việc thực hiện chương trình 135 dựa trên nguyên tắc huy động sức dân ở từng xã, từng thôn bản là chính sách kết hợp với sự hỗ trợ của Nhà nước và giúp đỡ của cộng đồng trên cơ sở phát huy dân chủ cơ sở, thực hiện phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng lợi". Từ phương châm, phương pháp đúng đã tạo nên sự hăng hái, ý thức tự chủ, phát huy trách nhiệm của mỗi người trong từng gia đình, trong từng cộng đồng thôn xóm nên đã góp phần làm cho chương trình đạt kết quả tốt.
- Thực hiện nguyên tắc "Xã có công trình, dân có việc làm và tăng thu nhập" góp phần thực hiện mục tiêu XĐGN. Với phương châm: Nhà nước ủng hỗ trợ, nhân dân đóng góp tham gia xây dựng công trình bằng công lao động. bằng vật liệu tại chỗ. Nhiều nơi nhân dân tham gia công việc đơn giản như khai thác, vận chuyển vật liệu, tham gia lao động, đào đắp, san nền… Việc tham gia đóng góp ý kiến, vật chất, tiền của và ngày công lao động đã
góp phần một mặt tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho đồng bào, mặt khác tăng cường kiểm tra giám sát ngay từ khâu chuẩn bị đầu tư đến khi hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng, đảm bảo chất lượng công trình, gắn bó tình cảm và trách nhiệm của người dân với công trình.
4.3. Cơ chế vận hành chương trình linh hoạt và hiệu quả
Chương trình 135 được vận hành theo Thông tư liên tịch 416 và 666. Qua thực tiễn cho thấy cơ chế vận hành chương trình thật sự thông thoáng, cởi mở, có tác động tích cực trong việc đổi mới công tác quản lý đầu tư xây dựng ở nông thôn, vừa phù hợp với năng lực quản lý của cán bộ cấp xã, vừa đảm bảo đơn giản hoá các thủ tục, dễ hiểu, dễ tiếp thu và vận dụng, ít sai sót, đặc biệt bỏ cơ chế "xin, cho", nhờ đó mà giảm tiêu cực trong quá trình thực hiện chương trình.
4.4. Phát huy tốt vai trò, trách nhiệm các cấp, các ngành
- Từ bước khởi đầu triển khai chương trình 135 đã tạo được không khí phấn khởi trong các tầng lớp dân cư, trong lãnh đạo các cấp các ngành, các địa phương, nhất là những địa phương có nhiều xã ĐBKK, ý thức được một chủ trương lớn, hợp lòng dân nên nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều tổ chức hưởng ứng giúp đỡ xã nghèo đã tạo thêm nguòn lực cho chương trình, góp phần giúp các địa phương thực hiện XĐGN có hiệu quả.
- Nhiều địa phương lấy việc thực hiện chương trình 135 làm nhiệm vụ trọng tâm của cấp uỷ, chính quyền địa phương các cấp trong kế hoạch 5 năm và hàng năm.
- Việc hưởng ứng lời kêu gọi cũng như thực hiện phân công của Thủ tướng Chính phủ đối với các Bộ, ngành, các tổng công ty 91, các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế và các địa phương khác giúp các địa phương ĐBKK đã tỏ rõ ý thức trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị đối với công tác xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa rất tốt.