Phạm Việt Tiệp (2009), “ Mobile Marketing tại Việt Nam” VIETTIEP Communication Co Ltd

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng Mobile Marketing tại các TNCs trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 28 - 31)

điện thoại đều có hệ điều hành, trình duyệt khác nhau. Do đó, những người làm Marketing phải tìm cách làm sao tối ưu quảng cáo và các trang web quảng cáo của họ để chúng có thể tương thích với điện thoại di động của khách hàng.

1.3.2.2. Bất tiện trong việc sử dụng mobile web

Hiện nay, không phải điện thoại nào cũng có màn hình lớn, chuột hoặc bàn phím QWERTY – kiểu trình bày bàn phím phổ biến nhất trên các bàn phím máy vi tính. Điều này khiến cho người sử dụng gặp khó khăn trong việc chuyển tiếp từ trang web di động này trên các trang web di động khác. Vì vậy mà họ có thể cảm thấy không thích thú để xem chi tiết thông tin trên các web đó.

1.3.2.3. Vấn đề tin nhắn rác

Mobile Marketing muốn thực hiện trước hết phải có sự cho phép của người dùng. Điều đó thể hiện bằng việc khách hàng cho phép doanh nghiệp gửi tin nhắn tới máy của họ (Opt – in) - điều này không phải khách hàng nào cũng chấp nhận. Mặt khác, khi chế độ Bluetooth được bật trên máy người sử dụng điện thoại, các tin nhắn quảng cáo có thể sẽ được gửi đến người nhận mà không cần phải có sự cho phép của họ. Do vậy đôi khi những tin nhắn này sẽ bị coi như những tin nhắc rác, gây sự khó chịu với khách hàng. Những người làm Marketing cần dựa trên cơ sở dữ liệu thu được về mối quan tâm của khách hàng để gửi những tin nhắn với nội dung thích hợp với họ. Nếu không, những tin nhắn này mặc nhiên sẽ bị khách hàng coi là những tin nhắn rác, không những tạo ra sự khó chịu cho họ mà còn làm xấu hình ảnh doanh nghiệp trong mắt khách hàng.

1.3.2.4. Đòi hỏi kỹ thuật, cơ sở hạ tầng công nghệ cao

Yêu cầu cơ sở hạ tầng công nghệ cao là khó khăn không thể phủ nhận khi tiếp cận với Mobile Marketing. Không phải cơ sở hạ tầng công nghệ của nước

nào cũng đáp ứng được điều kiện phát triển của Mobile Marketing đó là yêu cầu hệ thống mạng thông tin di động, trạm phát sóng LSB, 3G…

Mặt khác, không phải chiếc điện thoại nào cũng được tích hợp GPRS, 3G…có cấu hình phù hợp để có thể nhận được MMS, hoặc có thể vào những web di động, được tích hợp hệ thống định vị toàn cầu ( GPS)…

Tóm lại, Mobile Marketing là một kênh truyền thông mới trong đó sử dụng điện thoại di động và các phương tiện không dây khác để tương tác với khách hàng trong các hoạt động Marketing như quảng cáo sản phẩm/ dịch vụ, xây dựng hình ảnh thương hiệu, chăm sóc khách hàng, nghiên cứu thị trường… Mobile Marketing đóng vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh nói chung như là công cụ để thu thập cơ sở dữ liệu cần thiết về khách hàng, công cụ truyền tin đến khách hàng mục tiêu, xây dựng, củng cố mối quan hệ lâu dài với khách hàng, mở ra thị trường tiềm năng rộng lớn…Để áp dụng Marketing vào thực tiễn, yêu cầu đặt ra với những người làm Marketing đó là phải có định hướng và có kế hoạch cụ thể, có dữ liệu khách hàng, có sự tham gia của các bên như các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, dịch vụ Mobile Marketing, khách hàng, doanh nghiệp, có sự sáng tạo về mặt nội dung để thu hút khách hàng…

CHƯƠNG II: THỰC TIỄN ÁP DỤNG MOBILE MARKETING TẠI MỘT SỐ TNCs TRÊN THẾ GIỚI TẠI MỘT SỐ TNCs TRÊN THẾ GIỚI

2.1.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÁC TNCs

Ngày nay, các TNCs (Transnational Corporations – công ty xuyên quốc gia) đã trở thành lực lượng chủ yếu trong tiến trình toàn cầu hóa, phát triển khoa học công nghệ, đầu tư và thương mại quốc tế. Những thương hiệu nổi tiếng như P&G, Nike, Dell…ngày càng có sức ảnh hưởng lớn với nền kinh tế của mỗi quốc gia.

Theo các chuyên gia của Hội nghị về Thương mại và Phát triển thuộc liên hợp quốc (UNCTAD), TNCs là những công ty có chủ sở hữu vốn thuộc công ty mẹ của một quốc gia17. Cũng dựa trên tiêu thức sở hữu, khái niệm MNCs (Multinational Corporations - công ty đa quốc gia) cũng được đưa ra, đó là các công ty có chủ sở hữu vốn thuộc công ty mẹ của nhiều quốc gia. Hầu như sự khác nhau duy nhất giữa TNCs và MNCs là ở chỗ chủ sở hữu vốn thuộc công ty mẹ là của một hay, nhiều quốc gia. Còn xét về tổng thể, (đặc điểm về quốc tế hóa hay toàn cầu hóa các hoạt động kinh doanh, cơ cấu tổ chức chi nhánh ở nước ngoài), TNCs và MNCs, về cơ bản, không có sự khác nhau.

Trong khuôn khổ nghiên cứu của bài khóa luận này, thuật ngữ TNCs sẽ được dùng để gọi chung các công ty đa quốc gia và công ty xuyên quốc gia.

Các chuyên gia UNCTAD đã đưa ra một định nghĩa đầy đủ về các TNCs như sau: “ TNCs là các công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc vô hạn, có cơ cấu tổ chức gồm công ty mẹ và hệ thống công ty chi nhánh ở nước ngoài, theo nguyên tắc công ty mẹ kiểm soát tài sản của công ty chi nhánh thông qua góp vốn cổ phần.”18

2.1.2. Những đặc trưng nổi bật của TNCs

2.1.2.1. Đa dạng hóa

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng Mobile Marketing tại các TNCs trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w