Điều 7, điều 9, điều 39, Nghị định 90/2008/NĐ-CP

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng Mobile Marketing tại các TNCs trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 67 - 69)

Để triển khai các văn bản nói trên, trong năm 2009 Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông – cơ quan chủ trì triển khai Nghị định chống thư rác – đã thiết lập các kênh liên lạc để tư vấn, phản hồi cho doanh nghiệp, người dùng về hoạt động ngăn chặn, phòng chống thư rác. Trang thông tin điện tử về chống thư rác đã được xây dựng và đưa vào hoạt động từ đầu tháng 02/2009 tại địa chỉ

http://antispam.vncert.gov.vn nhằm cung cấp các thông tin về hoạt động chống thư rác và các hướng dẫn cụ thể cho từng đối tượng trách nhiệm liên quan tới phòng, chống và ngăn chặn thư rác.

Sự ra đời của các Nghị định, Thông tư và Chỉ thị chống thư rác và đặc biệt là Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mới đây sẽ giúp cho không chỉ doanh nghiệp cung cấp dịch vụ an tâm kinh doanh mà còn giúp bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng trong việc nhận tin nhắn quảng cáo. Tuy nhiên, vì đây là văn bản luật mới, thậm chí còn nhiều người tiêu dùng không hề biết đến văn bản cũng như quyền lợi được bảo vệ của mình trước những tin nhắn rác (spam) gây phản cảm của những quảng cáo không đáng tin cậy. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp, các nhà cung cấp nội dung vẫn chưa nghiêm chỉnh chấp hành.

Biểu đồ 3.1: Mức độ gửi tin nhắn rác của các nhà cung cấp nội dung

Nguồn: Báo cáo Thương mại Điện tử Việt Nam 2009 44

Theo Trung tâm ứng cứu khẩn cấp và xử lý sự cố máy tính Việt Nam (VNCERT), đến nay có 47 doanh nghiệp đủ điều kiện và đã được cấp mã số 44Bộ công thương Việt Nam (2009), Báo cáo Thương mại Điện tử Việt Nam 2009,

quản lý cho các dịch vụ gửi tin nhắn quảng cáo, gửi thư điện tử quảng cáo, gửi tin nhắn qua mạng Internet45. Như vậy, so với con số khoảng 200 nhà cung cấp dịch vụ nội dung (CP) đang cung cấp dịch vụ nội dung thì số CP tuân thủ pháp luật còn quá ít. Liên tiếp trong các năm 2009 - 2010, các đơn vị chức năng cùng các nhà mạng đều tuyên bố sẽ xử lý nặng các công ty phát tán tin nhắn rác… Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông cùng các đơn vị liên quan cũng đã xử lý các doanh nghiệp như Công ty cổ phần truyền thông phong thủy, công ty iDTV, công ty FMC, Hello, Media, M.A.X…do hành vi phát tán tin nhắn rác, cung cấp dịch vụ bói toán, lô đề…Trong thời gian tới, khi các hệ thống, văn bản luật về vấn đề này được phổ biến rộng rãi hơn cùng với sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan có chức năng thì tình trạng tin nhắn rác sẽ được hạn chế.

3.1.2. Yếu tố công nghệ

Để có thể thực hiện các hoạt động Mobile Marketing, yếu tố công nghệ là vô cùng quan trọng. Một doanh nghiệp muốn đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của mình thì không chỉ là vấn đề cơ sở hạ tầng mạng, băng thông của nước đó mà các phương tiện các công cụ của Mobile Marketing như MMS, ứng dụng di động, LBS… cũng phải phát triển.

Hiện nay, số lượng bán ra điện thoại thông minh (smartphone) đang ngày một tăng ở Việt Nam. Đây là điều kiện thuận lợi để các nhà phát triển ứng dụng di động – một phương tiện của Mobile Marketing. Bởi smartphone là điện thoại được xem như là một chiếc máy tính thu nhỏ trong tay người dùng, hỗ trợ cho người dùng trong công việc cũng như cuộc sống hàng này, chẳng hạn như tích hợp email công ty, email cá nhân, hỗ trợ tối đa các mạng xã hội, cũng như phục vu nhu cầu giải trí lướt web, chat, nghe nhạc, đọc báo. Chính vì thế, nhiều hướng phát triển mới về các ứng dụng trong điện thoại di động cũng được đưa ra trong đó có phát triển các ứng dụng từ Google và các ứng dụng độc đáo sử

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng Mobile Marketing tại các TNCs trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 67 - 69)