Mỹ: Báo mạng vượt báo giấy về số người đọc và doanh thu ( 15/03/2011),

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng Mobile Marketing tại các TNCs trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 34 - 37)

http://www.pcworld.com.vn/articles/quan-ly/nguon-luc/2011/03/1224287/my-bao-mang-vuot- bao-giay-ve-so-nguoi-doc-va-doanh-thu/, (Truy cập ngày lúc 9h15, ngày 07/04/2011)

Truyền thanh radio là loại hình truyền thông xuất hiện từ đầu thế kỷ XX cũng đang trong quá trình số hóa. Truyền thanh kỹ thuật số cho phép một loại hình dịch vụ mục tiêu mới, trong đó người sử dụng thưởng thức những thể loại truyền thông cụ thể hơn được gửi đến họ thông qua vệ tinh. Truyền thanh kỹ thuật số có chất lượng sóng như sóng FM nhưng khác ở chỗ là được truyền đi khắp thế giới và vẫn bảo đảm chất lượng ngay cả trong điều kiện bắt sóng khó khăn.

Trong kỷ nguyên số hóa, ảnh hưởng sâu sắc nhất đó là truyền hình. Truyền hình đã trải qua những thay đổi lớn trong nhiều năm qua, chẳng hạn như sự phát triển của cáp quang, sự bùng nổ tiếp theo của các kênh mục tiêu. Nhưng dù truyền hình cáp cho phép mọi người xem nhiều chương trình tùy thích hơn, nhưng họ vẫn là những người xem thụ động. Truyền hình Internet (IPTV) sẽ đưa truyền hình bước vào thế giới kỹ thuật số. Truyền hình sẽ bao gồm những chức năng thú vị đi kèm với số hóa. Dịch vụ truyền hình này dựa trên đường truyền Internet nên có thể cung cấp nhiều loại hình cho người dùng lựa chọn: dịch vụ quảng bá (các kênh truyền hình, âm thanh thông thường); dịch vụ theo yêu cầu (video, âm nhạc, truyền hình theo yêu cầu), dịch vụ tương tác (thông tin tương tác, truyền hình tương tác, trò chơi trực tuyến, email, hội nghị truyền hình, đàm thoại video).

Khi truyền thông truyền thống được số hóa, thì từng hành động của mỗi cá nhân, mỗi cú nhấp chuột, mỗi lần dừng lại hay tương tác với kênh kỹ thuật số đều có thể được theo dõi và từ cơ sở dữ liệu về người sử dụng có thể được xây dựng. Người sử dụng càng tương tác nhiều với các phương tiện truyền thông thì tính hiệu quả được tính toán càng cao.

2.2.1.3. Sự kết nối giữa các kênh truyền thông

Khi có nhiều các kênh truyền thông và thiết bị được số hóa, chúng có thể kết nối theo những phương thức mới đầy sáng tạo. Bất cứ thiết bị kỹ thuật số

nào cũng có thể dễ dàng liên kết với các thiết bị kỹ thuật số khác. Ngày nay, một email hay một đoạn video clip có thể được hiển thị một cách dễ dàng như nhau trên trên một chiếc điện thoại di động, trên màn hình điện tử trong nhà hay trên một chiếc iPod.

2.2.1.4. Ranh giới giữa thế giới thực và thế giới ảo đang dần bị xóa bỏ

Sự phổ biến của các thiết bị kỹ thuật số và các địa chỉ kỹ thuật số đồng nghĩa với việc mọi người dành nhiều thời gian trong ngày hơn trên không gian ảo. Mọi người đều đặn kiểm tra email, gửi SMS, lướt web, biến thế giới thực tại thành thế giới ảo. Kết quả là ranh giới giữa thế giới thực tại và thế giới ảo bắt đầu mờ dần.

Các trang mạng xã hội, các game nối mạng và các trang thế giới ảo đang tạo ra những nền hệ thống mà ở đó mọi người có thể tương tác với nhau.

Trong thế giới ảo, người ta có thể tạo ra những nhân vật ảo để ảo hóa bản thân theo cách mình muốn. Họ có thể tiêu tiền để mua những tủ quần áo ảo, bất động sản ảo và những đồ vật ảo khác. Và vì thế, thế giới ảo có thể mang đến cho họ những trải nghiệm thú vị, cuốn hút thực sự và mang lại cho họ những cảm xúc thật.

2.2.1.5. Hiệu ứng lan truyền

Các phương thức truyền thông mới có chức năng trao đổi, tương tác, cho phép người dùng có thể chia sẻ những thứ mà họ thấy thú vị, hài hước và hữu dụng. Xã hội trong kỷ nguyên số hóa là xã hội tương tác và kết nối. Mọi người có thể gửi những thông tin mà họ cảm thấy thú vị cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp qua email, SMS hay trên các mạng xã hội như Facebook, Twitter…Kết

quả là thông tin và tin tức được lan truyền nhanh hơn bao giờ hết. Và trong một chiến dịch Marketing lan toả, thông tin và tin tức hoàn toàn có thể nhanh chóng lan tỏa khắp thế giới.

2.2.1.6. Người tiêu dùng tham gia sáng tạo nội dung

Trong truyền thông truyền thống, các nhà quảng cáo là người tạo ra nội dung để hấp dẫn, thu hút khách hàng. Nhưng với sự phát triển của các mạng xã hội, blog, podcast, video blog…khách hàng chính là người tạo ra nội dung.Và những thông tin của những khách hàng này có khả năng thu hút và gây ảnh hưởng lớn đến khách hàng khác so với những nội dung của các nhà Marketing tạo ra bằng các kênh truyền thông truyền thống.

Nói tóm lại, kỷ nguyên số hóa đã tạo ra sự dịch chuyển từ truyền thông đại chúng truyền thống sang một lĩnh vực của truyền thông cá nhân hóa, với sự tương tác nhiều hơn của khách hàng. Trong vài năm tới, truyền thông truyền thống vẫn sẽ đóng vai trò quan trọng, tuy nhiên, “việc chuyển đổi sang truyền thông mới không phải là một xu hướng nhất thời; nó là kết quả tất yếu của một quá trình thay đổi sâu sắc, lâu dài và mang tính xây dựng”23.

2.2.2. Khách hàng trong kỷ nguyên số hóa

Những thay đổi trong kỷ nguyên số hóa đã khiến cho cách tiếp cận truyền thông của khách hàng đã thay đổi.

Khách hàng ngày càng nắm bắt thông tin dễ dàng và tiếp xúc với truyền thông nhiều hơn bao giờ hết. Sự xuất hiện của các phương tiện truyền thông mới như Internet, iPod, điện thoại di động và các thiết bị kỹ thuật số khác… đã khiến cho các công ty không thể đưa nhãn hiệu của mình đến với khách hàng chỉ với các phương tiện nghe nhìn thông thường như truyền hình, radio và các ấn phẩm.

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng Mobile Marketing tại các TNCs trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w