Chúng ta đã biết rằng tất cả các tia phóng xạđều gây ra những thay đổi trong cơ thể sống, chúng có thể huỷ diệt tế bào, làm ion hoá môi trường vật chất và gây ra những đột biến trong các tổ chức sống tức là làm biến đổi di truyền.
Một trong những đặc điểm cơ bản của các tia phóng xạ là chúng có tính tích tụ. tức là với các tia phóng xạ có cường độ yếu thì rogn một thời gian dài nó sẽ có tác dụng giống như các tia phóng xạ có cường độ mạnh.
Đểđo tác động của các tia phóng xạđối với môi trường vật chất, người ta đã dùng nhiều đơn vị khác nhau đó là:
a) Rơnghen (R) là liều lượng phóng xạ của tia Gamma (γ) có thể làm ion hoá môi trường và tạo một đơn vị tĩnh điện điện tích trong không khí ởđiều kiện tiêu chuẩn.
1R=2,57976.10-4 c/kg
Cần phân biệt giữa các đơn vị liều lượng phóng xạ với đơn vị hoạt độ phóng xạ mà chúng ta đãnói ở trong hần phóng xạ. Đơn vị hoạt độ phóng xạ phản ánh tính độc lập khách quan của nguồn phóng xạ còn đơn vị liều lượng phóng xạ thì phụ thuộc chủ quan vào đối tượng vật chất mà nó tác động.
b) đơn vịđo năng lượng của bức xạ truyền cho mỗi kilogam vật chất mà nó đi qua được gọi la gray (Gy). Đơn vị này được sử dụng phổ biến trong việc đo lường tác động của tia phóng xạ lên cở thể người.
1Gy = 1 Jun/kg
c) Đơn vịđo liều lượng hấp thụ bức xạ của sinh vật là Sievert (Sv). Đối với con người, bức xạ hấp thụ có nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc nhân tạo, đều gây ra những tác động như nhau trong trường hợp các lượng bức xạ được háp thụ một lần và đồng đều trên toàn cơ hê thì 1Gy tương đương 1Sv, đối vớiư các bức xạγ và β.
Hiệu quả sinh lý của lượng phóng xạđồng đều trên cơ thể người là: Từ 0 - 250mgy: không ảnh hưởng đến con người.
250 - 1000mgy: giảm nhẹ số bạch cầu.
1000 - 2500mgy: gây nôn mửa, thay đổi các thành phần máu - điều trị được …
từ 2500 - 5000mgy: ảnh hưởng nghiêm trọng sức khoẻ. Trên 2500mgy: gây tử vong.