1.LIÊN KẾT HOÁ HỌC:
Các nguyên tử liên kết lại thành từng nhóm và tạo nên ác phân tử. Vậy bản chất của liên kết hoá học là gì?
Người ta chia lực hút giữa các phân tử trong phân tử thành ba nhóm sau đây: Lực Vanđecvan, lực liên kết ion (hay liên kết dị cực) và liên kết đồng cực (hay liên kết cộng hoá trị). Sự phân chia như vậy cũng mang tính chất tương đối. -Các lực Vanđecvan thường rất nhỏ, đóng vai trò chủ yếu để giữ các phân từ chất lỏng với nhau. Vì vậy ta không cần chú ý tới lực này.
-Các lực liên kết ion, không khác gì với lực hút giữa những điện tích trái dấu, chẳng hạn như ion Na+ và ion Cl- chúng hút nhau bởi các lực tĩnh điện và tạo thành phân tử NaCl. Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào liên kết ion ta không giải thích được cấu tạo của tất cả các phân tử Hydrô. Và điều này chỉ có thể giải thích được nhờ cơ học lượng tử.
Liên kết đồng cực là loại liên kết trong phân tử tạo thành bởi các electron góp chung của các nguyên tử. Và theo cơ học lượng tửđó là: Nếu khoảng cách giữa các hạt nhân rất gần nhau, thì có sự trao đổi electron giữa các hạt nhân, nên những lực này gọi là lực trao đổi lượng tử. Ví dụ phân tử Hydrô gồm hai proton và hai electron là phân tửđơn giản nhất. Khi khoảng cách giữa hai proton không lớn lắm thì các hàm sóng của các nguyên tử tạo thành phân tử sẽ phủ lên nhau đáng kể, tức là mỗi electron thuộc cả hai nguyên tử, tức là có sự trao đổi electron. Và nhờđó xuất hiện lực trao đổi gây ra liên kết đồng cực. Cơ học lượng tử cũng chỉ ra rằng, nếu các Spin của hai nguyên tử Hydrô là đối song thì hai nguyên tử hút nhau tạo thành phân tử, còn Spin của chúng song song thò đẩy nhau và không tạo thành phân tử. Và từđây chúng ta có thể nhận xét rằng không thể tồn tại một phân tử Hydrô gồm ba nguyên tử kết hợp với nhau được bởi vì trong đó sẽ tồn tại một cặp Spin song song. Và chính điều này giải thích được tính bảo hoà của liên kết đồng cực.
2.LIÊN KẾT HOÁ TRỊ:
Hoá trị của nguyên tửđược xác định bởi số electron với Spin tự do có thể trao đổi với một số electron tương ứng của nguyên tử khác. Các electron ở lớp vỏ ngoài của nguyên tử tạo thành những cấu hình khác nhau, và chính trạng thái của các electron này tạo thành hoá trị của các nguyên tố. Thông thường hoá trị của các nguyên tốđược xét ở trạng thái cơ bản, nhưng đôi khi hoá trị không do trạng thái cơ bản quyết định nà do trạng thái kích thích quyết định.