7. Cấu trúc của luận văn
2.1.1.2. Nhịp điệu trùng điệp
Nhịp điệu trùng điệp là kiểu tổ chức nhịp điệu cĩ sự lặp, trùng nhiều lần một cách ngắt nhịp, một yếu tố hay một dáng điệu, đường nét âm thanh nào đĩ. Cụ thể là các nhịp lặp, trùng nhau về độ dài, hoặc cao độ, hoặc điểm nhấn, hoặc thanh điệu, hoặc âm...[7, 5]
Ví dụ: Chúng ta phải hiểu rằng,/cĩ nhiều thứ chiến tranh:// chiến tranh bằng
sức người,/ chiến tranh bằng võ khí,/ chiến tranh bằng chính trị,/ chiến tranh bằng tinh thần... /// [17, 187]
Trong văn chính luận Hồ Chí Minh, kiểu nhịp điệu này khá phổ biến, vừa gĩp phần tạo ra sự gân guốc cho câu văn, vừa cĩ tác dụng nhấn mạnh về mặt ngữ nghĩa. Đây là kiểu nhịp điệu dựa trên mơ hình trùng lặp, do vậy, nĩ thường đi liền với các phép điệp từ, điệp ngữ, điệp kiểu câu, phép liệt kê.
Nhịp điệu trùng điệp cĩ tổ chức âm thanh đặc biệt. Các tổ chức âm thanh được sử dụng nhiều lần, nhấn đi nhấn lại trong các nhịp, tạo nên những phách mạnh tương đương, tạo ra sự cân đối hài hịa ngay cả khi các nhịp cĩ thể dài ngắn, so le, khơng bằng nhau.
Ví dụ: Mọi người Việt Nam phải hiểu biết/ quyền lợi của mình,/ bổn phận của mình,/ phải cĩ kiến thức mới để cĩ thể tham gia vào cơng cuộc xây dựng nước nhà,/ và trước hết phải biết đọc biết viết chữ quốc ngữ. //[17, 36]
Sự nhấn lại về mặt âm thanh ở kiểu nhịp điệu trùng điệp được thể hiện rất linh hoạt, nhiều kiểu loại:
36
* Thể hiện bằng sự ngắt nhịp tương đương, tạo ra chuỗi nhịp cĩ số tiếng bằng nhau.
Ví dụ: Đồn kết chặt chẽ chung quanh Mặt trận dân tộc giải phĩng miền Nam,/ đồng bào miền Nam,/ khơng phân biệt gái,/ trai,/ già,/ trẻ,// khơng phân biệ/t sĩ/, nơng,/ cơng,/ thương;// khơng phân biệt/ người Kinh,/ người Thượng;// đồng tâm nhất trí,/ vượt mọi khĩ khăn,/ gian khổ,/ kiên quyết chiến đấu đến thắng lợi cuối cùng./// [24, 61]
* Đường nét âm thanh (lên giọng, dồn giọng, nhấn giọng) được thể hiện liên tiếp trong các nhịp.
+ Lên giọng: Chúng tơi chỉ muốn độc lập và thống nhất. / Chúng tơi chỉ
muốn hịa bình. (*) / Chúng tơi khơng muốn chiến tranh,/ nhưng chúng tơi quyết tự vệ đến giọt máu cuối cùng. / Chúng tơi quyết khơng chịu mất nước làm nơ lệ thực dân lần nữa. // [18, 118]
+ Dồn giọng : (**) Chúng ta sống chết cĩ nhau,/ sướng khổ cùng nhau,/
no đĩi giúp nhau.// [17, 217]
+ Nhấn giọng : Đồng bào/ Kinh hay Thổ,/ Mường hay Mán,/ Gia Rai hay Ê
Đê,/ Xê Đăng hay Ba Na,/ và các dân tộc thiểu số khác,/ đều là con cháu Việt Nam,/ đều là anh em ruột thịt.// [17, 217]
* Sử dụng dày đặc một loại thanh điệu trong các nhịp.
Ví dụ : Ýt nghĩat và mụct đícht củat chiếnt dịcht là:/ tiêu diệtt sinh lựct địcht,/ tranh thủt nhân dân,/ giảit phĩngt đấtt đai/ mà nhiệmt vụt chínht là tiêu điệtt sinh lựct địcht.// [19, 559]
* Điệp âm tiết hoặc tổ hợp âm tiết trong các nhịp.
Ví dụ: Người đủ ăn thì khá giàu./ Người khá giàu thì giàu thêm.// Người nào
cũng biết chữ./ Người nào cũng biết đồn kết, / yêu nước.// [18, 65]
Ghi chú:
(*) : thể hiện sự lên giọng (**) : thể hiện sự dồn giọng
37
* Sử dụng kết hợp các kiểu trên.
Ví dụ : Đối với cơng việc / phải thấy trước, / lo trước, / tính trước. // Phải cân nhắc kĩ những điều thuận lợi/ và khĩ khăn,/ để kiên quyết vượt qua mọi khĩ khăn, / phát triển mọi thuận lợi. // Bất kì việc to/ việc nhỏ/ đều phải rất cẩn thận, / khơng hấp tấp, / khơng rụt rè. // Bại khơng nản, / thắng khơng kiêu. // Tuyệt đối tránh chủ quan,/ nơng nổi./// [20, 3]