Giá nguyên liệu

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần Trà Bắc tỉnh Trà Vinh (Trang 33 - 35)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRÀ BẮC

4.1.2 Giá nguyên liệu

Hiện nay, diện tích trồng dừa trong tỉnh có sự phát triển so với trước nhưng năng suất cho trái chưa được cải thiện nên sản lượng dừa nguyên liệu không đáp ứng đủ nhu cầu thu mua chế biến. Tình trạng khan hiếm dừa nguyên liệu đã làm cho giá dừa tăng đột biến, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất của công ty trong các năm qua.

H. Cầu Ngang 27km H. Trà Cú 32km H. Mỏ Cày 18km Tỉnh Bến Tre 5km 5km5km H. Thạnh Phú 16km H. Long Phú 46km

105.00087.000 87.000 70.000 54.000 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 2008 2009 2010 6 tháng đầu 2011 năm đồ ng

Hình 4: Tình hình biến động giá dừa nguyên liệu trung bình từ năm 2008 đến 6 tháng đầu năm 2011

(Nguồn: Phòng kế hoạch- thị trường)

Từ biểu đồ ta thấy mức giá thu mua dừa nguyên liệu trung bình qua các năm đều biến động theo hướng tăng dần. Năm 2008 giá dừa chỉ vào khoảng 54.000 đồng/chục (12 trái) thì năm 2009 mức giá này trung bình tăng 16.000 đồng/ chục, so với năm trước là cao hơn 29,63%. Những tháng đầu năm 2010, giá dừa lại sụt giảm mạnh chỉ bằng 50- 60% của 2009. Tuy nhiên bắt đầu kể từ cuối tháng 8 và đầu tháng 9/2010 giá dừa lại tăng mạnh trở lại, nhiều lúc tháng sau tăng gần 20.000 đồng/chục so với tháng trước. Giá dừa trung bình của năm 2010 là 87.000 đồng/ chục cho trái dừa từ 0,8kg trở lên, tăng 17.000 so với năm 2009.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng biến động giá trong vài năm qua là thông thường vào thời điểm nghịch vụ cây dừa cho ít trái không đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường. Trong khi nhu cầu dừa nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến dừa trong tỉnh như sản xuất cơm dừa nạo sấy, sản xuất dầu dừa, chỉ xơ dừa, than hoạt tính, làm bánh kẹo, mứt phục vụ dịp Tết Nguyên Đán hàng năm lại tăng cao. Kèm theo đó, nhiều thương lái từ các tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, Tiền Giang,… đến tận các nhà vườn ở Trà Vinh để gom mua dừa xô (không phân loại) với giá bình quân 60.000/chục từ đó làm đẩy mạnh giá dừa loại I của tỉnh lên đến mức 87.000 đồng/chục.

Theo thực trạng đã phân tích ở trên là cây dừa nhiều năm qua đã dần bị lão hoá, nên nguồn cung trái dừa trên thị trường có dấu hiệu giảm mạnh do dừa cho trái ít, nhất là thời điểm nghịch vụ cũng làm cho giá dừa tăng cao. Ngược lại, vào

thời điểm vào vụ thu hoạch dừa từ tháng 10 đến tháng 3 âm lịch hàng năm, giá dừa lại có xu hướng giảm xuống đáng kể. Trong 6 tháng đầu năm 2011 tình hình giá dừa vẫn diễn biến phức tạp, có những thời điểm giá tăng lên mức 105.000 đồng/chục. Sở dĩ giá dừa leo thang đến mức hơn 100.000 đồng/chục là do hiện đang là thời điểm nghịch vụ dừa không cho trái nhiều. Thêm vào đó, thương lái ở các tỉnh lân cận tiếp tục đến Trà Vinh tranh mua từ 40- 50 triệu trái dừa để bán cho các tàu của các doanh nghiệp Trung Quốc, Thái Lan, SriLanka thuê sang với giá hơn 128.000 đồng/chục vì hiện nay các nước này cũng đang thiếu hụt nguồn dừa nguyên liệu. Do đó, để có thể cạnh tranh với các thương lái nước ngoài bắt buộc các cơ sở chế biến dừa trong nước phải chấp nhận tăng giá thu mua nhằm duy trì hoạt động sản xuất.

Với tình trạng như hiện nay, khả năng dừa lại tăng giá đột biến trong thời gian tới là rất cao. Vấn đề này không chỉ khiến cho các doanh nghiệp trong tỉnh nói chung cũng như công ty Trà Bắc nói riêng gặp nhiều khó khăn trong thu mua nguyên liệu mà còn làm cho tăng chi phí sản xuất, tăng giá thành đầu ra gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần Trà Bắc tỉnh Trà Vinh (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w