Đối thủ cạnh tranh trong ngành

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần Trà Bắc tỉnh Trà Vinh (Trang 67 - 77)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRÀ BẮC

4.3.2.5 Đối thủ cạnh tranh trong ngành

Hiện nay, ngành chế biến các sản phẩm từ dừa đang có sức hấp dẫn khá lớn bởi nhu cầu của thị trường đang ở mức cao hơn và rào cản xâm nhập ngành tương đối thấp. Các doanh nghiệp tham gia vào ngành ngày càng tăng cả về số lượng và quy mô hoạt động, từ đó dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt trong nội bộ ngành.

Do đó, khi một doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành, muốn thành công trên thương trường doanh nghiệp không những am hiểu được những nhu cầu của khách hàng mà còn phải am hiểu cả những đối thủ cạnh tranh với mình. Phân tích đối thủ cạnh tranh giúp ta đưa ra được những chiến lược giá phù hợp, sản phẩm dịch vụ cung ứng làm hài lòng khách hàng hơn các doanh nghiệp khác.

Công ty Trà Bắc hoạt động sản xuất kinh doanh cả thị trường trong nước và xuất khẩu nên có rất đối thủ cạnh tranh bao gồm những đối thủ trong nước và đối thủ ngoài nước

Đối thủ trong nước

Hiện nay, trên thị trường Việt Nam có rất nhiều các công ty sản xuất chế biến và xuất khẩu các sản phẩm từ dừa. Đa số các công ty này đều đặt tại nơi có nguồn nguyên liệu dồi dào như Bến Tre, Trà Vinh, Tiền Giang. Nhiều cơ sở có quy mô sản xuất lớn và lĩnh vực kinh doanh tương tự nên gây áp lực cho hoạt động của Công ty Trà Bắc. Trong đó, nổi bật là Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bến

Tre, tên giao dịch là BETRIMEX. Địa chỉ: số 75, đường 30/4, phường 3, Tp. Bến

tre, tỉnh Bến Tre.

Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, kinh doanh xuất khẩu các sản phẩm từ dừa, nông sản, hàng công nghệ phẩm, gia công xuất khẩu. Nhập

khẩu máy móc nông nghiệp, thiết bị vật tư và nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu, đầu tư xây dựng, kinh doanh tổng hợp và đầu tư tài chính.

Các sản phẩm chính của công ty là: cơm dừa sấy khô, chỉ xơ dừa, than gáo dừa, than hoạt tính từ gáo dừa, dừa trái, gạo, cà phê, tiêu và các sản phẩm nông sản khác. Trong đó mặt hàng cơm dừa sấy khô là một trong những mặt hàng chủ lực với toàn hệ thống của công ty sản xuất đạt trên 80 tấn/ngày. Sản phẩm của công ty đạt danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao”, đạt tiêu chuẩn ISO, GMP- HACCP.

Hiện tại thị trường xuất khẩu của công ty gồm nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ như: Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, SriLanka, Malaysia, Singapore, các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống Nhất, Thái Lan, Nga, Anh, Tây Ban Nha, Pháp, Đức, Hà Lan, Ba Lan, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ, Úc,...

Công ty CP XNK Bến Tre có tốc độ phát triển khá nhanh và là một trong những doanh nghiệp hàng đầu hoạt động có hiệu quả của tỉnh Bến Tre, nhất là trong lĩnh vực xuất khẩu.

6.181,2430.705,235 30.705,235 27.031,182 33.334,128 0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 35,000 40,000 2008 2009 2010 6 tháng đầu 2011 năm ng hì n U SD

Hình 8: Kim ngạch xuất khẩu của công ty CP XNK Bến Tre từ năm 2008 đến 6 tháng đầu năm 2011

(Nguồn: www.betrimex.com.vn)

Qua biểu đồ trên ta thấy kim ngạch xuất khẩu hàng năm của công ty có sự biến động tương đối lớn, giảm ở năm 2009 và tăng trở lại vào năm 2010. Cụ thể là

năm 2009 kim ngạch xuất khẩu của công ty chỉ đạt khoảng 27.031,182 nghìn USD, giảm 11,97% so với năm 2008, về giá trị là 3.674,053 nghìn USD. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sụt giảm là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới, thêm vào đó hàng rào bảo hộ mậu dịch của các quốc gia nhập khẩu được dựng lên ngày càng nhiều làm cho hoạt động xuất khẩu trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên sang năm 2010, nền kinh tế thế giới đang dần hồi phục sau khủng hoảng nên hoạt động xuất khẩu của công ty này cũng có sự chuyển biến tích cực trở lại. Bên cạnh đó, công ty CP XNK Bến Tre còn tiến hành đầu tư, mở rộng sản xuất và xuất khẩu sang một số thị trường mới. Chính vì thế mà năm 2010, kim ngạch xuất khẩu đã tăng trưởng trở lại đạt 33.334,128 nghìn USD, tăng 23,32% so với năm trước. Bước sang 6 tháng đầu năm 2011, hoạt động xuất khẩu của công ty lại rơi vào tình cảnh khó khăn. Cụ thể là 6 tháng đầu năm nay, giá trị thu về từ xuất khẩu chỉ đạt 6.181,240 nghìn USD. Nếu so với cùng kỳ năm trước thì con số này đã sụt giảm đáng kể, khoảng 67,8%. Sở dĩ 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch của công ty giảm như thế là do khó khăn trong việc thu mua nguyên liệu đầu vào và chưa khai thác tốt thị trường xuất khẩu, tiêu biểu là Nhật Bản. Tuy nhiên, xét riêng về cơ cấu mặt hàng thì cơm dừa sấy khô và gạo là hai sản phẩm chủ lực của công ty vẫn tăng trưởng ổn định, góp phần đáng kể trong tổng doanh thu. Cụ thể là cơm dừa sấy khô đạt 6.612,62 tấn, chiếm 48% doanh thu và gạo đạt 10.647,9 tấn chiếm 30% doanh thu.

Bên cạnh việc phát triển sản xuất sản phẩm thế mạnh vốn có địa phương, công ty còn tham gia đầu tư tài chính vào các công ty khác như: Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, Công ty CP Đầu tư Tài chính Sacombank, Sacomreal, Công ty CP Du lịch Bến Tre, Công ty CP mía đường Bến Tre, Công ty Lâm thủy sản Bến Tre. Sự đầu tư tài chính với các đối tác có tiềm năng, có chọn lọc của Betrimex đã góp phần tích cực tác động đến việc đầu tư xây dựng hệ thống các công ty con gồm: Công ty CP Sản xuất chế biến chỉ sơ dừa 25/8, Công ty TNHH TM-DV- XNK BTCO, Xí nghiệp sản xuất chế biến gia công hàng xuất khẩu, Chi nhánh tại TP.HCM và đơn vị liên doanh Công ty chế biến dừa Phú Hưng (Srilanka), tạo thế lực để công ty phát triển ổn định và bền vững.

Hiện tại, công ty còn là thành viên thành viên của Phòng Thương mại và Công Nghiệp Việt Nam, thành viên của Hiệp Hội Lương Thực Việt Nam (VFA), Hiệp hội Rau Quả Việt Nam, Hiệp Hội Dừa Bến Tre.

Đánh giá: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bến Tre là đối thủ mạnh trực tiếp

của Trà Bắc. Công ty có cơ sở vật chất và nguồn lực tài chính vững mạnh, nhiều năm kinh nghiệm và uy tín trên thương trường. Bên cạnh đó, do nằm ở tỉnh Bến Tre nơi có sản lượng dừa lớn nhất cả nước, có nhiều loại cây ăn quả khác nhau và gần vùng trọng điểm xuất khẩu gạo của ĐBSCL, nên công ty có lợi thế cạnh tranh về nguồn nguyên liệu đặc biệt là dừa. Tuy nhiên, công ty này không chuyên sản xuất kinh doanh và xuất khẩu các mặt hàng chế biến từ quả dừa như công ty Trà Bắc mà chiến lược của công ty là phát triển thành công ty đa ngành, đa lĩnh vực của tỉnh Bến Tre. Do đó, công ty không chỉ tập trung nguồn lực cho ngành dừa mà còn nhiều ngành khác như gạo, trái cây,… Từ cuối năm 2010 đến nay nguồn dừa nguyên liệu biến động mạnh đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến kim ngạch xuất khẩu chung của công ty. Điều này chứng tỏ, công ty chưa có chiến lược để phản ứng kịp thời với áp lực từ nguồn cung nguyên liệu.

Ngoài BETRIMEX, công ty Trà Bắc còn phải cạnh tranh với nhiều công ty khác như: Công ty TNHH Sáu Nhu và chi nhánh xuất nhập khẩu Nam Hà Nội tại TPHCM, hai doanh nghiệp này chủ yếu xuất khẩu sản phẩm dừa khô bóc vỏ và cơm dừa nạo. Trên địa bàn hoạt động tại Trà Vinh có Cơ sở cơm dừa Tám Nữa (Tập Sơn, Trà Cú), chuyên sản xuất mùn dừa ép kiện, chỉ tơ xơ dừa, cơm dừa. Công ty TNHH Nam Việt (thị trấn Càng Long, huyện Càng Long) cũng sản xuất cơm dừa sấy khô và thạch dừa để kinh doanh trong nước và xuất khẩu sang Trung Đông, Châu Âu. Hầu hết, các đối thủ cạnh tranh trong tỉnh Trà Vinh đều là các cơ sở chuyên thu mua dừa nguyên liệu để sản xuất cơm dừa sấy khô, chỉ xơ dừa. Bên cạnh đó, nhiều công ty hoạt động với quy mô vừa và nhỏ nên áp lực cạnh tranh với công ty Trà Bắc là không đáng kể. Khi tình hình nguồn nguyên liệu của công ty có biến động, công ty Trà Bắc có thể liên kết với những đối thủ này để thực hiện chiến lược kết hợp theo chiều ngang nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất của công ty.

Để có một cách nhìn tổng quát về các đối thủ cạnh tranh với ngành dừa của Việt Nam, cần tìm hiểu các quốc gia có diện tích, sản lượng dừa cũng như có hoạt động sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm được chế biến từ trái dừa ở khu vực cũng như trên thế giới.

Cây dừa là một trong các loại cây lấy dầu quan trọng nhất thế giới phân bố rộng rãi từ vĩ độ 20 Bắc xuống tận vĩ độ 20 Nam của đường xích đạo. Theo thống kê thì hiện nay, cây dừa đã được trồng tại hơn 93 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng diện tích khoảng 12,47 triệu ha, trong đó trên 80% diện tích dừa thuộc các nước Đông Nam Á và Nam Á. Đặc biệt, 17 quốc gia thuộc Hiệp hội Dừa Châu Á- Thái Bình Dương (APCC) chiếm hơn 85% với diện tích khoảng 10,762 triệu ha.

Quan sát bảng dưới đây ta thấy rằng Indonesia là quốc gia có diện tích trồng dừa nhiều nhất trên thế giới với 3,98 triệu ha, chiếm tỷ trọng 31,92% với sản lượng cho trái hàng năm khoảng 16.235 triệu trái. Đứng vị trí thứ hai là Philippines với diện tích 3,26 triệu ha, chiếm 27,11% tổng diện tích của thế giới. Hàng năm cây dừa ở quốc đảo này cho sản lượng khoảng 12.573 triệu trái. Các vị trí kế tiếp lần lượt thuộc về Ấn Độ, Sri Lanka và Thái Lan với tỷ trọng đóng góp là 15,32%, 3,13% và 1,92%. Việt Nam cũng được xếp vào nhóm những quốc gia có diện tích trồng dừa hàng đầu trong APCC với 0,18 triệu ha, chiếm 1,44% so với thế giới.

Bảng 13: DIỆN TÍCH TRỒNG DỪA CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI TÍNH ĐẾN NĂM 2010

Đơn vị tính: triệu ha

Quốc gia Diện tích % so với thế giới

Indonesia 3,80 30,47 Philippines 3,38 27,11 Ấn Độ 1,91 15,32 Sri Lanka 0,39 3,13 Thái Lan 0,24 1,92 Việt Nam 0,18 1,44 Các quốc gia khác 2,57 20,60 Thế giới 12,47 100

(Nguồn: Hiệp hội Dừa Châu Á- Thái Bình Dương (APCC))

Các quốc gia trên không chỉ dẫn đầu về diện tích trồng dừa mà còn những nước có hoạt động xuất khẩu các sản phẩm chế biến từ dừa phát triển mạnh và lâu đời. Trong đó, Philippines, Indonesia là những đối thủ lớn của ngành dừa Việt

Nam trên thị trường xuất khẩu nhất là sản phẩm như than hoạt tính cơm dừa và cơm dừa sấy khô.

Philippines:

Dù chỉ xếp thứ hai về diện tích trồng dừa nhưng quốc đảo này lại là nơi xuất khẩu các sản phẩm từ dừa lớn nhất thế giới với kim ngạch 1,57 tỷ USD năm 2010, tăng 78% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị xuất khẩu khởi sắc đáng kể là do nhu cầu tăng tăng mạnh ở các thị trường nhập khẩu quan trọng như Hoa Kỳ, Anh, Nhật Bản, Pakistan. Tuy nhiên, đến tháng 4/2011, xuất khẩu các sản phẩm dừa của nước này chỉ đạt 177.096 tấn, giảm 20,7% so với số lượng xuất khẩu ở cùng thời điểm năm 2010 đạt đến 223.280 tấn. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sụt giảm này là do năm nay, sản lượng dừa thu hoạch giảm đáng kể do cây dừa bị lão hóa sau nhiều năm cho năng suất cao, gây khan hiếm nguồn nguyên liệu đầu vào, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành dừa của Philippines. Trong các sản phẩm từ dừa thì dầu dừa và than hoạt tính là những sản phẩm chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu.

Bảng 14: SẢN LƯỢNG XUẤT KHẨU MỘT SỐ SẢN PHẨM CỦA NGÀNH DỪA Ở PHILIPPINES TỪ NĂM 2008 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011

Đơn vị tính: tấn

Mặt hàng 2008 2009 2010 6 tháng đầu

2011

Dầu dừa 840.547 835.000 1.297.000 428.830 Than hoạt tính 25.259 27.900 30.300 13.515 Cơm dừa sấy khô 153.228 123.353 114.178 46.678

(Nguồn: Hiệp hội Dừa Châu Á- Thái Bình Dương)

Philippines là nước xuất khẩu dầu dừa lớn nhất thế giới, năm 2010 kim ngạch đạt 1,217 tỷ USD tương đương với sản lượng 1,297 triệu tấn. Con số này tăng so với năm 2009 là 55,32% (835.000 tấn) và so với năm 2008 đã tăng 54% (840.547 tấn). Thị trường nhập khẩu dầu dừa của Phillippines là Trung Quốc, Ý, Nhật, Hà Lan và Mỹ. Tuy nhiên, những tháng đầu năm 2011 sản lượng dầu dừa xuất khẩu ở nước này cũng đã sụt giảm mạnh, chỉ đạt 428.830 tấn, giảm 40,65% so với cùng kỳ năm trước (722.548 tấn) do nước này đang trong tình trạng thiếu hụt nguồn cơm dừa nguyên liệu.

Đối với thị trường than hoạt tính thì Philippines cũng là những nước xuất khẩu hàng đầu với mức sản lượng tăng nhiều qua các năm. Cụ thể là năm 2008,

quốc gia này xuất khẩu khoảng 27.900 tấn than hoạt tính, tăng 10,46% so với năm trước. Sang năm 2010, con số này vẫn tiếp tục chuyển biến theo hướng tích cực khi mà nước này cung cấp gần 30.300 tấn than hoạt tính cho thị trường thế giới, cao hơn năm 2009 là 8,6%. Nguyên nhân chủ yếu là những năm gần đây, mặt hàng này được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực nhất là các ứng dụng trong công nghiệp như lọc nước, lọc không khí và tinh luyện vàng. Thêm vào đó, giá bán trung bình của mặt hàng này trong thời gian qua đã tăng lên đáng kể gần 1.600 USD/tấn. Tuy nhiên, đến 6 tháng đầu năm 2011, lượng xuất khẩu này đã sụt giảm đi 25% so với cùng kỳ năm 2010, ước tính chỉ còn khoảng 13.515 tấn. Bởi vì hiện nay, tình hình nguồn dừa nguyên liệu ở nước này đang diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất cũng như xuất khẩu.

Than hoạt tính của Philippines chủ yếu xuất sang thị trường Hoa Kỳ. Đây là một thị trường lớn bởi kim ngạch xuất khẩu khá cao khoảng 5,9 triệu USD năm 2010 tương đương 3.313 tấn. Chỉ năm tháng đầu năm 2011, lượng than hoạt tính xuất khẩu vào thị trường này đã đạt đến 3.024 tấn với kim ngạch 5,03 triệu USD, giá xuất khẩu bình quân là 1.656 USD/tấn. Ngoài Hoa Kỳ, than hoạt tính từ gáo dừa của Philippines còn xuất khẩu sang các nước Châu Á và Châu Đại Dương, trong đó Nhật Bản và Hàn Quốc là 2 thị trường dẫn đầu với 29% tổng sản lượng than hoạt tính xuất khẩu. Kế đến là thị trường Châu Âu chiếm khoảng 26% gồm những khách hàng ở Pháp, Bỉ và Anh.

Một mặt hàng đóng góp khá nhiều vào tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành dừa ở quốc gia này phải kể đến là cơm dừa sấy khô. Trong vòng 5 năm qua, Philipines đã xuất khẩu trung bình khoảng 130.253 tấn cơm dừa sấy khô mỗi năm. Xét riêng giai đoạn từ 2008 đến nay, sản lượng xuất khẩu mặt hàng này có thể nói đang theo chiều hướng sụt giảm. Cụ thể là năm 2010, tổng sản lượng cơm dừa xuất khẩu chỉ đạt 114.178, giảm 8% so với năm 2009 và 25% so với năm 2008. Cho đến 6 tháng năm 2011, tình hình khó khăn trên vẫn tiếp diễn khi mà nước này chỉ xuất khẩu được 46.678 tấn, giảm hơn 10,5% so với cùng kỳ năm 2010. Ngoài nguyên nhân trong thời gian qua, thời tiết xấu đã gây ảnh hưởng đến khả năng cho trái của cây dừa thì một yếu tố khác là do Philippines đang gặp phải sự cạnh tranh về giá với các nước như Indonesia, Sri Lanka. Hiện nay, giá bán của Sri Lanka là

1.644 USD/tấn, Indonesia là 1.478 USD/tấn thì giá của Philippines thì ở mức 1.653 USD/tấn.

Một vấn đề hiện nay là Philippines đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng dừa nghiêm trọng do cây dừa của họ đã quá cằn cỗi khiến sản lượng dừa sụt giảm mạnh và đe dọa đến ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Theo dự kiến thì năm 2011 sản lượng dừa của nước này chỉ còn 2,75 triệu tấn, giảm 13% so với năm 2010. Thông thường, cây dừa từ 7-25 tuổi có thể cho 40-65 trái mỗi năm,

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần Trà Bắc tỉnh Trà Vinh (Trang 67 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w