BÁO CÁO KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP

Một phần của tài liệu báo cáo thường niên của công ty sữa Vinamilk năm 2013 (Trang 141 - 143)

III. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CỦA BKS NĂM

BÁO CÁO KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP

Kính gửi: CÁC CỔ ĐÔNG

CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM

Chúng tôi đã kiểm toán báo cáo tài chính hợp nhất đính kèm của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Công ty”) và các Công ty con (gọi chung là “Tập đoàn”), bao gồm bảng cân đối kế toán hợp nhất tại ngày 31 tháng 12 năm 2013, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất liên quan cho năm kết thúc cùng ngày và các thuyết minh kèm theo được Ban Điều hành Công ty phê duyệt phát hành ngày 28 tháng 2 năm 2014, được trình bày từ trang 143 đến trang 190.

Trách nhiệm của Ban Điều hành đối với báo cáo tài chính

Ban Điều hành Công ty chịu trách nhiệm lập và trình bày trung thực và hợp lý báo cáo tài chính này theo các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, Chế độ Kế toán Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính, và chịu trách nhiệm đối với hệ thống kiểm soát nội bộ mà Ban Điều hành xác định là cần thiết để đảm bảo việc lập báo cáo tài chính hợp nhất không có sai sót trọng yếu do gian lận hay nhầm lẫn.

Trách nhiệm của đơn vị kiểm toán

Trách nhiệm của chúng tôi là đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính hợp nhất này dựa trên kết quả kiểm toán của chúng tôi. Chúng tôi đã thực hiện công việc kiểm toán theo các Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam. Các chuẩn mực này yêu cầu chúng tôi tuân thủ chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp và lập kế hoạch và thực hiện cuộc kiểm toán để đạt được sự đảm bảo hợp lý về việc liệu báo cáo tài chính hợp nhất có còn sai sót trọng yếu hay không. Công việc kiểm toán bao gồm việc thực hiện các thủ tục nhằm thu thập các bằng chứng kiểm toán về các số liệu và các thuyết minh trong báo cáo tài chính. Các thủ tục được lựa chọn dựa trên xét đoán của kiểm toán viên, bao gồm đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính do gian lận hoặc nhầm lẫn. Khi thực hiện các đánh giá rủi ro này, kiểm toán viên xem xét kiểm soát nội bộ của đơn vị liên quan tới việc lập và trình bày báo cáo tài chính trung thực và hợp lý nhằm thiết kế các thủ tục kiểm toán phù hợp với tình hình thực tế, tuy nhiên không nhằm mục đích đưa ra ý kiến về hiệu quả của kiểm soát nội bộ của đơn vị. Công việc kiểm toán cũng bao gồm việc đánh giá tính thích hợp của các chính sách kế toán được áp dụng và tính hợp lý của các ước tính kế toán của Ban Điều hành, cũng như đánh giá việc trình bày tổng thể báo cáo tài chính.

Chúng tôi tin rằng các bằng chứng kiểm toán mà chúng tôi thu được là đầy đủ và thích hợp làm cơ sở cho ý kiến kiểm toán của chúng tôi.

Ý kiến kiểm toán

Theo ý kiến của chúng tôi, báo cáo tài chính hợp nhất đã phản ánh trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu, tình hình tài chính hợp nhất của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam tại ngày 31 tháng 12 năm 2013, kết quả hoạt động kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ hợp nhất trong năm kết thúc cùng ngày, phù hợp với các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, Chế độ Kế toán Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính.

Vấn đề khác

Báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn cho năm kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2012 được kiểm toán bởi một Công ty kiểm toán khác và Công ty kiểm toán này đã đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần đối với báo cáo tài chính này trong báo cáo kiểm toán ngày 28 tháng 2 năm 2013.

142 142

Chi nhánh Công ty TNHH KPMG tại Thành phố Hồ Chí Minh Việt Nam

Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh số: 4114000230 Báo cáo kiểm toán: 13-01-237

____________________________________ ____________________________________

Chang Hung Chun Nguyễn Thanh Nghị

Giấy chứng nhận Đăng ký Hành nghề Giấy chứng nhận Đăng ký Hành nghề Kiểm toán số 0863-2013-007-1 Kiểm toán số 0304-2013-007-1

Phó Tổng Giám đốc

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 2 năm 2014

143

Báo cáo tình hình hoạt động trong năm 2013

143

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

số Thuyết minh 31/12/2013VNĐ 31/12/2012VNĐ

TÀI SẢNTài sản ngắn hạn Tài sản ngắn hạn

(100 = 110 + 120 + 130 + 140 + 150) 100 13.018.930.127.438 11.110.610.188.964

Tiền và các khoản tương đương tiền 110 6 2.745.645.325.950 1.252.120.160.804

Tiền 111 1.394.534.283.673 852.120.160.804

Các khoản tương đương tiền 112 1.351.111.042.277 400.000.000.000

Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 7 4.167.317.622.318 3.909.275.954.492

Các khoản đầu tư ngắn hạn 121 4.313.292.575.718 4.039.304.630.112

Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn 129 (145.974.953.400) (130.028.675.620)

Các khoản phải thu ngắn hạn 130 2.728.421.414.532 2.246.362.984.001

Phải thu khách hàng 131 1.894.721.027.784 1.269.841.759.012

Trả trước cho người bán 132 423.820.755.014 576.619.318.260

Các khoản phải thu khác 135 8 417.266.719.643 403.754.490.615

Dự phòng phải thu khó đòi 139 37(b) (7.387.087.909) (3.852.583.886)

Hàng tồn kho 140 9 3.217.483.048.888 3.472.845.352.518

Hàng tồn kho 141 3.227.859.954.432 3.476.300.517.903

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149 (10.376.905.544) (3.455.165.385)

Tài sản ngắn hạn khác 150 160.062.715.750 230.005.737.149

Chi phí trả trước ngắn hạn 151 129.708.362.747 72.343.567.655

Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 152 25.468.115.542 154.118.437.302

Tài sản ngắn hạn khác 158 4.886.237.461 3.543.732.192

Tài sản dài hạn

(200 = 220 + 240 + 250 + 260 +269) 200 9.856.483.929.198 8.587.258.231.415

Các khoản phải thu dài hạn 210 736.666.667 -

Phải thu dài hạn khác 736.666.667 -

Tài sản cố định 220 8.918.416.535.379 8.042.300.548.493

Tài sản cố định hữu hình 221 10 7.849.058.771.126 4.223.443.459.603

Nguyên giá 222 11.147.267.493.199 6.512.875.316.427

Giá trị hao mòn lũy kế 223 (3.298.208.722.073) (2.289.431.856.824)

Tài sản cố định vô hình 227 11 531.485.413.625 253.615.655.556

Nguyên giá 228 690.742.242.273 387.180.023.184

Giá trị hao mòn lũy kế 229 (159.256.828.648) (133.564.367.628)

Xây dựng cơ bản dở dang 230 12 537.872.350.628 3.565.241.433.334

Một phần của tài liệu báo cáo thường niên của công ty sữa Vinamilk năm 2013 (Trang 141 - 143)