Kiểm tra cảm biến tốc độ bánhxe

Một phần của tài liệu Đồ án hệ thống phanh ABS oto (Trang 81 - 92)

1. Lý do chọn đề tài

3.7.3. Kiểm tra cảm biến tốc độ bánhxe

Dụng cụ chẩn đoán gồm có

- Vốn và ôm kế (đồng hồ đo điện hay đồng hồ vạn năng). Dùng vốn và ôm kế có trở kháng cáo, tốithiểu là 10k Ω/v

- Mạy hiện sóng (nếu có) Qui trình kiểm tra như sau

1. Kiểm tra cảm biến tốc độ bánh xe

a. Tháo giắc cảm biến tốc độ b. Đo điện trở giữa các cực

Điện trở 0.8 ÷ 1.3kΩ với cảm biến tốc độ bánh trước Điện trở : 1.1 ÷ 1.7 kΩ với cảm biến tốc độ bánh sau Nếu điện trở không như tiêu chuẩn, thay cảm biến

c. Không có sự thông mạch giữa mối chân của cảm biến và thân cảm biến. Nếu có, thay cảm biến.

d. Nối lại giắc cảm biến tốc độ

2. Kiểm tra sự lắp cảm biến

3. Quan sát phần răng cưa của roto cảm biến a. Tháo cụm moayơ (sau) hay bánh trục (trước)

b. Kiểm tra các răng cưa của roto cảm biến xem có bị nứt, vặn hay mất răng không.

c. Lắp cụm moayơ (sau) hay bán trục (trước)

Để kiểm tra cảm biến tốc độ bằng một máy hiện sóng, ta làm như sau - Nối máy hiện sóng vào giắc cắm cảm biến tốc độ

- Nâng xe và chạy ở tốc độ 20km/h, kiểm tra dạng sóng tín hiệu ra của cảm biến tốc độ.

- Dựa vào dạng sóng tín hiệu ra có thể xác định được đo hỏng cảm biến hay phân răng cưa

Chương IV. Xây dựng mô hình hệ thống phanh.

Lý do lự chọn mô hình.

XÂY DỰNG QUY TRÌNH CHẨN ĐOÁN HỆ THỐNG PHANH ABS

Hệ thống phanh ABS sử dụng trên các xe ôtô ở Việt Nam hiện nay vẫn còn rất mới mẻ, các trạm bảo dưỡng và sửa chữa chưa hình thành một quy trình chẩn đoán cụ thể về hệ thống phanh ABS hiện nay, các trạm bảo dưỡng mới chỉ dùng các máy chuyên dùng để chẩn đoán các bộ phận của hệ thống phanh ABS, để kiểm tra chẩn đoán hệ thống phanh ABS có hệ thống hơn, dựa vào tài liệu tham khảo và các hình thức chẩn đoán hệ thống phanh ABS đang được sử dụng hiện nay, chúng tiến hành xây dựng quy trình chẩn đoán hệ thống phanh ABS . Quy trình này cũng có thể áp dụng cho hệ thống phanh ABS của xe khác, nếu như ta thay đổi các thông số về hệ thống phanh của xe với nhau. Các bước cụ thể như sau.

Bước 1: Kiểm tra tổng quan hệ thống

Đây là bước kiểm tra sơ bộ đầu tiên, nó giúp chúng ta xác định được bộ phận phanh có làm việc tốt không và hỏng hóc thuộc về điện hay thuỷ lực. Khi khởi động động cơ, chú ý đến các đèn cảnh báo của hệ thống phanh và cảnh báo của hệ thống chống kẹt phanh. Đèn phanh sáng lên khi phanh đang được sử dụng và nó sẽ tắt đi khi phanh xe được nhả ra. Đèn cảnh báo chống kẹt phanh *đèn ABS) sáng lên trong vài giây khi động cơ khởi động. đèn ABS sáng lên báo hiệu hệ thống ABS đang tự kiểm tra nó, đèn ABS sẽ tắt đi khi nó khởi động xong. Đèn cảnh báo hệ thống phanh

sáng lên khi công tắc đánh lửa bật đến vị trí “START” và tắt đi khi động cơ được khởi động và công tắc xoay đến vị trí “RUN”, đèn sáng báo hệu mạch điện đèn được kiểm tra. Đèn cảnh boá này cũng sáng lên khi phanh đỗ xe được tác động. Đèn sáng lên khi xảy ra chênh lệch áp suất giữa mạch cơ cấp và thứ cấp của xilanh chính, báo hiệu sự cố trong hệ thống thuỷ lực của phanh dẫn đến chênh lệch áp suất.

- Kiểm tra sự hoạt động của đèn phanh bằng cách ấn bàn đạp phanh, trong khi một người trợ lý sẽ theo dõi đèn để đảm bảo là nó sáng lên khi sử dụng phanh v à tắt đi khi buông bàn đạp phanh ra. Nếu đèn không sáng, tháo đèn ra và kiểm tra xem có phải do lỗi ở đèn hay không. Đèn cháy có thể thay thế. Kiểm tra cầu chì của đèn phanh, đồng thời kiểm tra các dây dẫn. Nếu đứt cần phải thay thế.

- Kiểm tra sự lọt khí trong hệ thống thuỷ lực bằng cách: Nhấn bàn đạp phanh nhiều lần, độ cao của bàn đạp phải luôn như nhau. Nếu trong quá trình nhấn bàn đạp phanh chúng ta thấy nó mềm và xốp (mềm là hiện tượng bàn đạp hạ thấp quá dễ dàng, xốp là khi tác động vào bàn đạp giống như khi đẩy vào một lò xo), chứng tỏ trong hệ thống thuỷ lực đã có không khí lọt vào. Hệ thống cần phải được xả khí.

- Kiểm tra sự làm việc của bộ trợ lực chân không: khởi động độngcơ và cho chạy ở tốc độ trung bình trong một lúc, rồi sau đó tắt máy. Chờ khoảng 90 giây và sau đó đạp bàn đạp phanh nhiều lần với áp lực vừa phải, cảm thấy bàn đạp phanh vững chắc hơn nếu bộ trợ lực bình thường. Khi chân không dự trữ không còn nữa, ấn bàn đạp xuống chắc chắn và khởi động lại động cơ. Bàn đạp phanh phải đi xuống một đoạn nhỏ nữa và sau đó giữ lại khi chân không đã đầy đủ trong bộ trợ lực. Nếu không như trên chứng tỏ hệ thống có hư hỏng cần phải kiểm tra bộ trợc lực.

- Kiểm tra tình trạng của ống chân không giữa bộ trợ lực và ống nạp. Khởi động động cơ và lắng nghe có tiếng xì xì phát ra ở ống mềm hoặc là các đầu ống nối. Nếu có tiếng như vậy chứng tỏ chân không bị rò rỉ, cần thay thế các ống dẫn nếu nó bị hư hỏng, thay thế các đồ kẹp ống nếu đầu nối ống không kẹp chặt.

- Kiểm tra mức dung dịch phanh ở xilanh chính, bằng cách quan sát mức dung dịch ở bình chứa. Ở bình chứa đã có vạch định sẵn của nhà sản xuất, nếu thấp hơn vạch trên ta bổ xung thêm vào. Cần phải chú ý kiểm tra dung dịch phanh phải tinh sạch, không có bụi bẩn. Không đổ quá nhiều dung dịch vào bình chứa, điều này làm cho dung dịch trào ra, khi bộ tích trữ xả ra trong thời gian vận hành của hệ thống.

- Quan sát các đường dẫn dầu phanh cùng với các đầu nối. Nếu rò rỉ ở đường dẫn cần phải thay thế đường ống dẫn. Nếu rò rỉ các đầu nối, vặn chặt lại các đầu nối, nếu không cần phẩi thay thế.

- Quan sát các đường điện cùng với các giắc cắm. Nếu cần dùng đồng hồ vạn năng do sự thông mạch của các đường điện. Có hư hổng như đứt, chỗ tiếp xúc không tốt cần phải thay thế ngay dây điện hoặc giắc cắm.

- Quan sát bề mặt làm việc c ác má phanh quá mòn phanh đĩa, quan sát xilanh phanh. Quan sát bề mặt lốp xe. Má phanh quá mòn cần phải thay thế nắp chụp xilanh phanh bánh xe dễ bị đứt gãy do chế tạo bằng cao su cho nên khi hỏng cần phải thay thế để đảm bảo giữ sạch cho bề mặt làm việc của piston và xilanh. Hoa lốp quá mòn dẫn tới hiệu quả phanh giảm, cần phải thay thế lốp xe khi mòn quá giới hạn. Thay đúng kiểu lốp mà xe sử dụng, vì chúng ảnh hưởng tới tốc độ quay của b ánh xe. Nếu thay không đúng kiểm, bộ điều khiển điện từ sẽ hiểu là có một sự cố xảy ra trong hệ thống ABS>

Bước đầu tiên này cho chúng ta một cái nhìn tổng thể về tình trạng của hệ thống phanh mà chúng ta chẩn đoán, giúp chúng ta có các giữ liệu đầu tiên để có phương pháp chẩn đoán và sửa chữa thích hợp.

Bước 2: Kiểm tra bộ điểu khiển điện từ.

Bộ điều khiển điện từ là bộ não của toàn bộ hệ thống phanh ABS, nó lưu giữ chương trình điều khiển hệ thống ngoài ra còn lưu giữ các lỗi hỏng hóc. Để xác định được sự cố có trong bộ điều khiển, đã có các dụng cụ chuyên dùng để chấn đoán. Mỗi hãng sản xuất hệ thống ABS có một dụng cụ chẩn đoán riêng, quy trình và cách thức kiểm tra đi kèm theo hướng dẫncủa nhà sản xuất ra hệ thống ABS đó. Mặt khác bộ điều khiển điện tử rất ít gặp sự cố hỏng hóc bình thường, nếu xuất hiệu sự cố thì cũng chỉ là c ác lỗi của nhà sản xuất. Do vậy khi xác định được, sự cố xuất hiện ở bộ điểu khiển điện tử thì các nhà sản xuất đã khuyến cáo rằng chỉ nên thay thế không nên sửa chữa bộ điều khiển điện tử. Nếu không có dụng cụ chẩn đoán chuyên dùng. Có thể xác định được sự cố của bộ điều khiển điện tử bằng cách đơn giản sau:

Khi tất cả các bộ phận khác của hệ thống ABS đều bình thường mà hệ thống vẫn không hoạt động. Tháo bộ điều khiển điện tử ra và lắp bộ điều khiển điện từ mới vào (cùng kiểm). Sau đó kiểm tra sự hoạt động của hệ thống ABS trên đường hoặc trên động lực kế phanh (xác định lực pnah. sự giảm tốc, quãng đường phanh, tính ổn

định…) Nếu hệ thống hoạt động tốt và đảm bảo các chỉ tiêu hoạt động của hệ thống phanh ABS này có thể kết luận bộ điều khiển điện tử cũ có sự cố.

Bước 3: Kiểm tra bộ chấp hành

Bộ chấp hành hay bộ thừa hành, nhận lệnh điều khiển từ bộ điều khiển điện tử để tăng, giảm hay duy trì áp suất xilanh bánh xe nhằm mục đích tránh cho bánh xe bị bó cứng và trượt lết trong quá trình phanh. Bộ chấp hành gồm có các van điện tử bộ tích trữ và bơm dầu.

- Để kiểm tra sự hoạt động của bơm hoặc rò rỉ ở van điện, có thể dùng đồng hồ đo áp suất. Bằng cách nối đồng hồ đo áp suất với đầu ra của bơm. Đầu ra này đưa dầu hồi về xilanh chính. Thông thường, cần phải dùng một đầu nối tương thích để nối đồng hồ đo áp suất với hệ thống. Đo áp suất duy trì trong bộ chấp hành. Các thông số đo được đem so sánh với thông số tiêu chuẩn, sẽ đánh giá được tình trạng của bơm cũng như sự rò rỉ ở van điện.

- Phần điện của bộ chấp hành có thể kiểm tra bằng đồng hồ vạn năng. Với đồng hồ vạn năng chúng ta kiểm tra điện trở của các dây solenoid van điện, từ đó dựa vào thông số lấy làm chuẩn để đánh giá tình trạng của van điện (thông số chuẩn là thông số có trong sổ tay sửa chữa kèm theo với hệ thống ABS đang chẩn đoán). Nếu điện trở đo được nhỏ hơn nhiều điện trở tiêu chuẩn của cuộn dây solenoid, kết luận cuộn dây bị chập hay ngắn mạch. Nếu điện trở đo được lớn hơn nhiều điện trở chuẩn, kết luận cuộn dây bị đứt hay hở mạch. Điện trở của cuộn dây solenoid 40÷ 80Ω. Đồng thời với đồng hồ vạn năng chúng ta có thể xác định được hỏ mạch, chập mạch trong rơle vạn điện hoặc môtơ bơm.

Để đánh giá được tình trạng của phần thuỷ lực và phần điện của bộ chấp hành chúng ta đều phải dựa vào các thông số của một bộ phận chấp hành chuẩn lấy làm mẫu. Bộ mẫu này phải cùng dạng với bộ chấp hành mà ta đang kiểm tra.

Các bộ phận của bộ phận chấp hành cóthể tháo rời được nhưng các nhà sản xuất khuyên rằng chỉ nên thay thế. Bộ chấp hành cũng hiếm khi xảy ra sự cố, thường chỉ xuất hiện ở các đầu nối điện.

Bước 4: Kiểm tra cảm biến tốc độ.

Cảm b iến tốc độ cung cấp vân tốc của bánh xe cho bộ điều khiển điện tử dưới dạng tín hiệu điện. Cảm biến tốc độ gồm có: cảm biến và rơto cảm biến.

- Với roto cảm biến thường xảy ra hư hổng như gãy một số răng, roto bị đảo do lắp đặt hoặc không tròn đều do quá trình lắp ráp hoặc sản xuất, ổ bi bánh xe bị rơ lỏng… sẽ làm thay đổi khe hở giữa vòng cảm biến và cảm biến. Khe hở này được gọi là khe hở từ. Khe hhở từ được xácđịnh bằng căn lá, căn lá đựoc sử dụng phải là loại căn lá không có từ tính. Quay bánh xe và xác định khe hở phải đều nhau. Khe hở từ phải nằm trong giá trị tiêu chuẩn sau: 0,4 ÷ 1,0mm. Sau khi xác định bằng căn lá, nếu thấy khe hở nằm ngoài giá trị tiêu chuẩn trên cần phải điều chỉnh lại để nó nằm trong giá trị tiêu chuẩn. Nếu không thể điều chỉnh được cần phải thay ổ bi nếu nó bị rơ lỏng, thay thế roto cảm biến nếu nó bị gãy răng hoặc không tròn đều.

- Cảm biến là một nam châm vĩnh cửu cho nên nó dễ hút các mảnh kim loại nhỏ, cần phải quan sát xem có mảnh kim loại nào bị hút vào bởi cảm biến không. Nếu có phải làm sạch cảm biến. Khi bị các mảnh kim loại hút vào sẽ làm thay đổi khe hở từ, dẫn tới tín hiệu điện tạo ra không đồng nhất với tốc độ bánh xe.

- Điện trở tiêu chuẩn của các cảm biến tốc độ như sau: Cảm biến tốc độ bánh trước: 0,8 ÷ 1,3 kΩ

Cảm biến tốc độ bánh sau: 1,1 ÷ 1,7 kΩ

Để xác định được các giá trị điện trở tiêu chuẩn này, có thể dùng đồng hồ vạn năng để đo. Bằng cách cắm hai que đo vào 2 đầu dây điện của cảm biến, chúng ta sẽ xác định được giá trị điện trở của cảm biến cần đo. nếu điện trở nhỏ hơn giá trị nhỏ nhất của khoảng tỉêu chuẩn, xác định được rằng cảm biến bị ngắn mạch. Nếu điện trở lớn hơn giá trị lớn nhất của khoảng tiêu chuẩn, cho chúng ta biết rằng cảm biến có những chỗ tiếp xúc không tốt hay do bụi bẩn. Khi điện trở đo được không nằm trong khoảng tiêu chuẩn thì cần thay thế cảm biến.

Có thể dùng máy hiện sống Lap Scope Fluke 98 nối với cảm biến tốc độ để kiểm tra tín hiệu đầu ra. Thiết bị này hiển thị tín hiệu điện trên màn hình, căn cứ vào dạng sóng tín hiệu ra, có thể xác định được sự cố trong cảm biến. Quay bánh xe và quan sát trên màn hình, cảm biến tốt tín hiệu ra phải có dạng hình sin mịn. Khi tín hiệu hình sin xuất hiệu trên màn hình bị ngắt quãng, có thể kết luận răng của roto cảm biến bị gãy. Khi các tín hiệu hình sin xuất hiệu có dạng không đều nhau, có thể kết luận vòng cảm biến bị đảo hay là khe hở từ bị sai.

Vì không khí có tính nén, nếu không khí có trong hệ thống thủy lực. Khi tác động vào bàn đạp phanh, không khí bị nén lại và làm cho bàn đạp phanh trở nên mềm và xốp. Không khí rất dễ chui vào hệ thống thuỷ lực trong quá trình sửa chữa. Cho nên khi công việc sửa chữa trên các bộ phận thuỷ lực hoàn tất, cần thiết phải rút khí khỏi hệ thống. Trình tự rút khi thường được mô tả trong các sổ tay sửa chữa của các nhà sản xuất và đi kèm theo với từng hệ thống ABS. Sau đây chúng tôi xin trình bày một số phương pháp xả khí trong hệ thống thuỷ lực bao gồm các phương pháp sau: xả khí bằng trọng lực, xả khí bằng tay, xả khí bằng áp lực, xả khí b ằng chân không và xả khí bằng dòng chảy ngược.

- Xả khí bằng trọng lực:

Chỉ đơn giản là để cho dung dịch phanh chảy xuống vào các calip (phanh đĩa) và các xilanh bánh xe. Nhược điểm của phương pháp này là không phải lúc nào cũng loại bỏ được hết không khí trong hệ thống. Đôi khi nó phải thực hiện theo với một phương pháp xả khí khác. Phương pháp này như sau:

+ Lắp giáp hệ thống thuỷ lực trước

+ Đổ dung dịch phanh vào bình chứa xilanh chính. + Mở vít xả khí ở xilanh phanh hoặc calip

+ Lắp giáp guốc phanh vào mâm phanh, lắp đặt calip.

+ Dung dịch nhỏ giọt ở vít xả khí. Đóng vít xả khí lại. Điều này chứng tỏ rằng calip hoặc xilanh bánh xe đã đầy dung dịch.

+ Đổ thêm dung dịch vào bình chứa xilanh chính và lắp lại hoạt động này khi chúng ta lắp giáp cụm phanh khác.

- Xả khí bằng tay:

Sử dụng xilanh chính và bàn đạp phanh như cái bơm để đẩy dòng dung dịch chảy ra miệng vít xả khí. Phải sử dụng bàn đạp một cách nhẹ nhàng, tránh dòng chảy rối trrong dung dịch, có thể gây ra bọt khí.

Phương pháp này như sau:

+ Đổ dung dịch vào bình chứa xilanh chính lúc bắt đầu và đổ đủ vào trong lúc xả khí để giữ bình chứa ít nhất là đầy khoảng một nửa.

+ Một người nhất bàn đạp với lực trung bình và ổn định. Nhấn xuống chậm và

Một phần của tài liệu Đồ án hệ thống phanh ABS oto (Trang 81 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w