Khu vực nghiên cứu nằm trong hệ thống núi thấp thuộc cánh cung Đông Triều, nền vật chất có các loại đá xâm nhập nh− đá Sa thạch, Phiến thạch sét, Sa phiến thạch, Cuội kết. Trên cơ sở các loại đá và điều kiện địa hình, khu vực có các dạng đất chính sau [39]:
- Đất Feralit trên núi, phân bố ở độ cao 300m trở lên, một phần diện tích đất trống trọc phân bố trên các đỉnh núi cao ở phía Nam và Đông Nam. Nơi đây có thể trồng rừng phủ xanh đất trống bằng các loài cây có khả năng chịu đ−ợc điều kiện khắc nghiệt nh− Thông mã vĩ, Keo. Phần còn lại hầu hết vẫn có thực vật che phủ, tầng đất sâu ẩm, có lớp thảm mục khá dày, đất giàu dinh d−ỡng. Loại này bao gồm các loại đất phụ nh− đất Feralit núi màu vàng, đất Feralit núi màu vàng nâu, đất Feralit núi bằng, tầng B không rõ. Diện tích này đ−ợc bao phủ bởi trạng thái rừng non gồm những loài cây −a sáng nh−: Dẻ ăn quả, Sau Sau, Kháo, Chẹo, Trám...
- Đất Feralit điển hình, phân bố ở độ cao 200 - 300m, tầng đất từ trung bình đến dày, còn tính chất đất rừng. Nơi còn đất rừng thì tầng đất sâu ẩm, độ phì cao, nơi mất rừng thì đất bị thoái hoá mạnh, nghèo dinh d−ỡng. Loại này gồm các loại phụ nh− đất Feralit màu vàng, đất Feralít mầu vàng đỏ thích hợp cho trồng những loài cây nh− Thông, Keo và một số loại cây bản địa: Trám, Lát,..
- Đất dốc tụ phù sa, phân bố ven các sông suối trong các thung lũng hẹp hoặc bãi bồi chân núi, đ−ợc hình thành do quá trình bồi tụ hàng năm của sông, suối hoặc do ảnh h−ởng của lắng đọng, tầng đất dày, đất tốt. Một phần diện tích dành cho trồng cây hàng năm: lúa, ngô, lạc và một số cây hoa mầu khác. Phần diện tích còn lại phân bố ở chân đồi, núi phù hợp cho trồng cây ăn quả nh−: Vải, Na, Nhãn, Hồng, Xoài... và sản xuất NLKH.
Tóm lại: điều kiện tự nhiên ở khu vực nghiên cứu mang tính đa dạng và phong phú do sự chia cắt của địa hình, khí hậu thuỷ văn kết hợp với sự đa dạng về thổ nh−ỡng tạo nên nhiều kiểu sử dụng đất khác nhau. Điều này rất thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, đa dạng hoá cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Vị trí địa lý của xã rất thuận lợi cho giao l−u cả đ−ờng bộ lẫn đ−ờng thuỷ tạo thị tr−ờng cho việc tiêu thụ các sản phẩm của địa ph−ơng. Tuy nhiên đây cũng là những khó khăn trong việc phân định ranh giới giữa xã với các địa ph−ơng lân cận. Việc QHSD đất sản xuất lâm nông nghiệp đòi hỏi phải tiến hành một cách cụ thể, chi tiết cho từng đơn vị sử dụng đất đai, yêu cầu công tác đánh giá đất đai phải tỷ mỉ chính xác nhằm phân vùng sản xuất và đ−a ra những loài cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng khu vực.
3.1.2. Tình hình dân sinh kinh tế