- Chính sách Nhà n−ớc
+ Luật Đất đai năm 1993 khẳng định vai trò của cấp xã trong quản lý và sử dụng đất đai tại địa ph−ơng. Trong 7 nội dung quản lý nhà n−ớc của cấp xã về đất đai có 4 nội dung mà cấp xã cùng với các cơ quan cấp trên thực hiện, đó là:điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá và phân hạng, lập bản đồ địa chính; Quy hoạch và kế hoạch hóa việc sử dụng đất; đăng ký đất đai, lập và quản lý sổ địa chính, quản lý các hợp đồng sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất; giải quyết tranh chấp về đất đai, khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong phạm vi quản lý và sử dụng đất đai của địa ph−ơng [20]. Luật Đất đai cũng quy định và phân biệt rõ trong điều 17 về nội dung quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai trong phạm vi cấp xã là phân định, xác định ranh giới và lập kế hoạch sử dụng 6 loại đất.
+ Theo điều 8 của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 1991 cấp xã là đơn vị hành chính thấp nhất có nhiệm vụ "Điều tra, xác định các loại rừng, phân định ranh giới rừng, đất trồng rừng trên bản đồ và trên thực địa,... thống kê theo dõi diễn biến tình hình rừng, đất trồng rừng,... lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng và sử dụng rừng, đất trồng rừng,... trên địa ph−ơng của mình" [21].
Điều 7 luật bảo vệ phát triển rừng quy định trên phạm vi cấp xã, căn cứ vào mục đích sử dụng phân định và xác định rõ ranh giới 3 loại rừng, đó là rừng phòng hộ; rừng đặc dụng; rừng sản xuất. Nh− vậy, cả 2 luật quan trọng đều khẳng định vai trò của cấp xã trong việc QHSD đất.
+ Nghị định 64/CP của Thủ t−ớng Chính phủ về việc “Quy định về giao đất nông nghiệp cho HGĐ, cá nhân sử dụng ổn định và lâu dài vào mục đích nông nghiệp” ra ngày 27/9/1993 cũng nói đến vai trò của cấp xã trong việc giao đất nông nghiệp trong các điều 8, 12, 15 của Nghị định về giao đất nông nghiệp [9]. Mặc dù không đề cập nhiều về QHSD đất nông nghiệp nh−ng cũng thể hiện rõ vai trò của
cấp xã trong giao đất nông nghiệp, tạo tiền đề cho việc QHSD đất nông nghiệp sau này trên cơ sở diện tích đất đã đ−ợc giao cho ng−ời dân sử dụng lâu dài vào mục đích nông nghiệp.
+ Thông t− số 106-QHKT h−ớng dẫn QHSD đất cấp xã, thông t− này chủ yếu đề cập đến QHSD đất nông nghiệp [36].
+ Ngày 6/11/1991 Chủ tịch Hội đồng bộ tr−ởng (nay là Thủ t−ớng Chính phủ) đã ra quyết định số 364-CT về việc giải quyết những tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính tỉnh, huyện, xã [8]. Theo quyết định này, Nhà n−ớc yêu cầu các xã trong cả n−ớc tiến hành xác định ranh giới hành chính, đóng cột mốc và tiến hành quy hoạch phân bổ đất đai. Đây là tiền đề quan trọng cho QHSD đất cấp xã hiện nay.
+ Ngày 21/12/1998 Thủ t−ớng Chính phủ ra Quyết định 245/1998/QĐ-TTg về việc thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà n−ớc của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp [11]. Trong quyết định này ghi rõ 8 nội dung quản lý nhà n−ớc của UBND cấp xã về rừng, đất lâm nghiệp. Một trong những nội dung quan trọng là ''Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch của huyện, lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp, xây dựng ph−ơng án giao rừng và giao đất lâm nghiệp trình HĐND xã thông qua tr−ớc khi trình UBND cấp huyện xét duyệt; tổ chức thực hiện việc giao cho các tổ chức, HGĐ và cá nhân theo sự chỉ đạo của UBND huyện, xác nhận ranh giới rừng và đất lâm nghiệp của các chủ rừng trên thực địa”.
+ Nghị định 02/CP của Thủ t−ớng Chính phủ "Quy định về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, cá nhân, HGĐ vào mục đích lâm nghiệp” ra ngày 15/11/1994, đề cập đến vai trò của cấp xã trong việc xác định quỹ đất lâm nghiệp của địa ph−ơng và khẳng định giao đất lâm nghiệp trên địa bàn xã phải dựa trên QHSD đất lâm nghiệp của xã [10].
+ Nghị định 163/1999/NĐ-CP của Thủ t−ớng Chính phủ về việc “Giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho các tổ chức, HGĐ và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp” ra ngày 16/11/1999 [12].
+ Quyết định 08/2001/QĐ-TTg của Thủ t−ớng Chính phủ ra ngày 11/1/2001 về việc ban hành quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên [13].
Nghị định 02/CP, Nghị định 163/CP và QĐ 08, các chính sách này khẳng định:
• Trên địa bàn xã phải quy hoạch 6 loại đất, 3 loại rừng trên bản đồ và thực địa, xây dựng ph−ơng án sử dụng cho từng đối t−ợng đất, đối t−ợng rừng và lập kế hoạch sử dụng đất cho từng đối t−ợng.
• Tiến hành GĐGR cho nhóm hộ và HGĐ trực tiếp lao động nông, lâm nghiệp đ−ợc UBND xã xác nhận.
• Giao đất lâm nghiệp trên địa bàn xã phải dựa trên QHSD đất lâm nghiệp của xã. • Căn cứ giao đất dựa vào quỹ đất của địa ph−ơng, hiện trạng quản lý và sử dụng, hạn mức cao nhất không quá 30 ha.
• Thời hạn giao đất không quá 30 năm.
• UBND huyện quyết định giao đất và cấp giấy chứng nhận QSDĐ.
+ Quốc hội n−ớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XI tại kỳ họp thứ 4, ngày 26 tháng 11 năm 2003 đã thông qua Luật đất đai năm 2003 nêu rõ: "Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những công cụ quan trọng nhất để Nhà n−ớc thống nhất quản lý đối với toàn bộ đất đai, đảm bảo cho đất đai đ−ợc sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả''. Trong giai đoạn hiện nay, nội dung QHSD đất không đơn thuần chỉ là sự khoanh định các loại đất để phù hợp với từng giai đoạn phát triển của từng vùng, của cả n−ớc, bên cạnh vấn đề này, QHSD đất phải giải quyết một cách đồng bộ những yêu cầu về môi tr−ờng, về giải pháp tổ chức thực hiện đảm bảo đúng với mục tiêu của kỳ quy hoạch đồng thời phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng sử dụng đất [52].
Điều 23 trong bộ luật cũng nêu rõ nội dung của QHSD đất bao gồm:
Điều tra, nghiên cứu, phân tích tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và hiện trạng sử dụng đất; đánh giá tiềm năng đất đai; Xác định ph−ơng h−ớng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch; xác định diện tích các loại đất phân bổ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; xác định diện tích đất phải thu hồi để thực hiện các công trình, dự án; xác định các biện pháp sử dụng, bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi tr−ờng; giải pháp tổ chức thực hiện QHSD đất.
Điều 24 Luật đất đai năm 2003 quy định kỳ QHSD đất cấp xã là 10 năm và đ−ợc lập chi tiết gắn với lô đất; trong quá trình lập quy hoạch phải lấy ý kiến của
nhân dân. Bản đồ QHSD đất của xã đ−ợc lập trên bản đồ địa chính và gọi là bản đồ QHSD đất chi tiết. Trách nhiệm của UBND xã là quản lý mốc địa giới hành chính trên thực địa tại địa ph−ơng cũng đ−ợc nêu trong điều 17 của bộ luật.