- Về y tế: Trên địa bàn xã có một trạm xá đặt tại trung tâm với 6 gi−ờng bệnh, đội ngũ cán bộ của trạm gồm 2 y sỹ và 4 y tá.
- Về giáo dục: Trong xã có 3 cấp học
Tr−ờng mầm non gồm 5 lớp với 116 học sinh Tr−ờng tiểu học gồm 19 lớp với 481 học sinh
Tr−ờng phổ thông trung học cơ sở gồm 12 lớp với 503 học sinh
Nhìn chung cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động y tế, giáo dục còn nghèo nàn, lạc hậu và rất thiếu. Hầu hết các cơ sở nhà ở, tr−ờng học vẫn là nhà cấp 4; dụng cụ phục vụ cho giảng dạy và học tập đều thiếu, đã ảnh h−ởng không nhỏ đến chất l−ợng giáo dục tại địa ph−ơng.
- Về hoạt động văn hoá - thông tin: tại trung tâm xã có một b−u điện văn hoá, có tác dụng thiết thực cải thiện đời sống tinh thần, nâng cao nhận thức đ−ờng lối chính sách pháp luật của Đảng và Nhà n−ớc và trình độ khoa học kỹ thuật phục vụ cho cuộc sống và sản xuất của nhân dân. Song khả năng hiện có so với nhu cầu thực tế của đồng bào địa ph−ơng còn quá chênh lệch, đặc biệt là với đồng bào sinh sống ở các thôn xa trung tâm.
- Về an ninh, trật tự xã hội: phong trào quần chúng bảo vệ an ninh phòng chống tội phạm đ−ợc phát động sâu rộng trong toàn nhân dân, tình hình trật tự an ninh th−ờng xuyên ổn định. Trên địa bàn xã có một trung đội dân quân tự vệ gồm 110 ng−ời, các thôn có sản xuất lâm nghiệp đã xây dựng xong quy −ớc bảo vệ rừng và thành lập 6 tổ quần chúng bảo vệ rừng gồm 22 ng−ời đã đi vào hoạt động có hiệu quả. Đây là điều kiện thuận lợi cho các HGĐ yên tâm đầu t− phát triển sản xuất và bảo vệ đ−ợc thành quả lao động trên mảnh đất đ−ợc giao.
Nh− vậy, với những đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội nêu trên, rút ra những nhận xét sau đây:
-Thuận lợi:
+ Có lợi thế về vị trí địa lý thuận lợi cho cả giao thông đ−ờng bộ cũng nh− giao thông đ−ờng thuỷ tạo điều kiện cho việc giao l−u kinh tế, chính trị văn hoá với địa ph−ơng khác.
+ Có lợi thế tiềm năng đất đai, tài nguyên rừng và nguồn nhân lực tạo nên thế mạnh trong việc phát triển sản xuất lâm nông nghiệp, thích hợp với nhiều loại cây trồng vật nuôi. Có khả năng quy hoạch phát triển sản xuất lâm nông nghiệp của xã theo h−ớng chuyên canh, góp phần tạo nên vùng sản xuất nông lâm sản hàng hoá tập trung của huyện Lục Nam.
+ Ng−ời dân tích cực tham gia vào các dự án phát triển kinh tế v−ờn đồi, v−ờn rừng cũng nh− các dự án trồng rừng.
- Khó khăn:
+ Tỷ lệ tăng dân số cao, điều kiện kinh tế còn khó khăn cùng với tập quán canh tác lạc hậu đã gây sức ép tới quá trình phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, tạo sự bất hợp lý trong cơ cấu sử dụng đất đai.
+ Nhận thức của ng−ời dân còn thấp, trình độ quản lý của cán bộ địa ph−ơng còn yếu, thiếu kinh nghiệm trong quản lý. Đặc biệt trong việc nhận thức về vai trò của công tác QHSD đất cũng nh− khả năng tiếp cận, tham gia vào quá trình quy hoạch còn rất hạn chế.
+ Bất cập nhất hiện nay trong công tác quản lý sử dụng đất là giao đất tr−ớc khi tiến hành quy hoạch nên diện tích của các hộ gia đình không tập trung dẫn đến chi phí sản xuất cao và khó khăn cho công tác QHSD đất.