Khái quát về hệ thống thống tin địa lý

Một phần của tài liệu ứng dụng hệ thông tin địa lý trong thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất (Trang 29 - 31)

5 Đất có mặt n−ớc nuôi trồng thuỷ sản

3.4.1. Khái quát về hệ thống thống tin địa lý

Theo Calkins, H.W. và R.F. Tomlinton (1977) [24] Hệ thống thông tin địa lý là một hệ thông tin bao gồm một số phụ hệ (subsystems) có khả năng biến đổi các dữ liệu địa lý thành các thông tin có ích. Một cách lôgic, hệ thống theo cách định nghĩa này phải bao gồm tất cả các thủ tục xử lý thông tin đầu vào và kết xuất dữ liệu ở đầu ra theo yêu cầu của bài toán.

Theo Nguyễn Thơ Các "GIS là một công nghệ, một kỹ thuật, còn bản đồ là một bộ môn khoa học, nó có đối t−ợng nghiên cứu và ph−ơng pháp luận riêng của mình" [2].

Các tác giả tiếp cận với hệ thống thông tin địa lý theo mục đích ứng dụng cho rằng, hệ thống thông tin địa lý là một hệ có chức năng xử lý các thông tin địa lý, nhằm phục vụ việc trợ giúp quyết định trong một lĩnh vực chuyên môn nhất định. Cách định nghĩa này giúp chúng ta xác định rõ ứng dụng của hệ thống thông tin địa lý, nh−ng trong thực tế tính chuyên dụng của một hệ thống thông tin địa lý cần đ−ợc phối hợp với tính tổng thể của các thông tin đ−ợc xử lý và tính hệ thống của các thực thể địa lý nhằm đảm bảo tính khách quan của quá trình mô phỏng các mối quan hệ nàỵ

Một hệ GIS là nhiều phần mềm gồm các ch−ơng trình máy tính với các giao diện phục vụ truy cập dữ liệu có các chức năng khác nhaụ

Ng−ời sử dụng có thể điều khiển các thao tác qua các giao diện đồ hoạ gọi chung là GUI (Graphical Use Interface) hoặc qua ngôn ngữ lệnh gồm các câu lệnh ch−ơng trình là tổ hợp tuần tự của các lệnh và các phép toán.

GIS là các công cụ máy tính để vận dụng các bản đồ, các ảnh số và các bảng dữ liệu đã đ−ợc gán mã địa lý (Geocode) với các khoản mục dữ liệụ GIS đ−ợc thiết kế để nhóm dữ liệu không gian từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau chuyển thành một cơ sở dữ liệu hợp nhất. Thông th−ờng việc dùng nhiều loại cấu trúc dữ liệu khác nhau và không gian đặc tr−ng khác giống nh− một chuỗi của các lớp thông tin (Layer), tất cả đ−ợc đăng ký trong vùng không gian mà chúng chèn lên tại tất cả các vị trí.

Burrough (1986) đã định nghĩa: "GIS nh− là một tập hợp các công cụ cho việc thu thập, l−u trữ, thể hiện và chuyển đổi các số liệu mang tính chất không gian từ thế giới thực để phục vụ các mục đích cụ thể".

Aronoff (1989) đã định nghĩa: "GIS nh− là một hệ thống máy tính cơ bản tạo cho chúng ta 4 khả năng để cất số liệu: Dữ liệu vào, Quản lý dữ liệu (l−u trữ và tìm kiếm), Phân tích dữ liệu, Sản phẩm dữ liệụ"

Hệ thông tin địa lý chủ yếu dựa vào chức năng mô phỏng các quá trình diễn ra trong không gian địa lý và phục vụ trợ giúp quyết định chúng phục thuộc vào:

- Đặc điểm công nghệ phần cứng

- Khả năng sẵn có của thông tin đầu vào - Các chức năng bên trong

Hệ thống thông tin địa lý bắt đầu hoạt động bằng việc thu thập dữ liệu một cách định h−ớng tuỳ thuộc và mục tiêu đặt ra, các dữ liệu này sẽ đ−ợc đ−a vào một cơ sở dữ liệu d−ới dạng số (digital data) bởi các thiết bị nhập liệu chuyên dùng nh− bàn số hoá, máy quét ảnh ... Sự khác nhau về vật lý của dữ liệu trong bản đồ truyền thống và trong hệ thống thông tin địa lý là nguyên nhân chính của sự khác nhau về ph−ơng tiện và ph−ơng pháp xử lý. Tuy nhiên, để tạo ra các bản đồ chuyên đề thì hệ thống thông tin địa lý cũng t− duy theo ph−ơng pháp truyền thống, nó sẽ phải căn cứ vào mục tiêu để quyết định ph−ơng pháp xử lý. Quá trình chồng ghép thông tin trong hệ thống thông tin địa lý, thực chất là quá trình mô phỏng t− duy của các nhà chuyên môn bằng ph−ơng pháp định l−ợng nhằm thực hiện các mục tiêu đặt rạ Vì vậy, có thể nói rằng hệ thống thông tin địa lý ra đời nhờ một loạt thành tựu công nghệ, nh−ng điều quan trọng hơn cả là nó thừa kế mọi thành tựu trong ngành bản đồ cả về ý t−ởng lẫn kỹ thuật xây d−ng bản đồ.

Một phần của tài liệu ứng dụng hệ thông tin địa lý trong thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)