0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Điều kiện tự nhiên và hệ thống công trình trại sản xuất

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIỐNG TÔM HE CHÂN TRẮNG (PENAEUS VANNAMEI BOONE, 1931) TẠI VĨNH TÂN - TUY PHONG - BÌNH THUẬN (Trang 28 -28 )

3.1.1. Vị trí địa lý

Bình Thuận là tỉnh duyên hải cực N am Trung Bộ, với bờ biển dài 192km từ mũi Đá Chẹt giáp Cà N á, N inh Thuận đến bãi bồi Bình Châu, Bà Rịa - Vũng Tàu. Phía bắc giáp tỉnh N inh Thuận, phía tây bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, phía tây giáp tỉnh Đồng N ai, phía tây nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, phía đông giáp với Biển Đông.

Diện tích tư nhiên là 783.000 ha

Tỉnh Bình Thuận có 01 thành phố, 01 thị xã và 08 huyện bao gồm Thành phố Phan Thiết, thị xã La Gi và các huyện: Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận N am, Hàm Tân, Tánh Linh, Đức Linh và huyện đảo Phú Quý.Bình Thuận có nhiều dân tộc sinh sống: Kinh, Chăm, Hoa, K'Ho, Chơ Ro...

Địa hình chia làm 3 vùng: rừng núi, đồng bằng, ven biển.Có nhiều nhánh núi đâm ra biển, tạo nên các mũi La Gàn, Mũi N hỏ, Mũi Rơm, Kê Gà... Các con sông chảy qua Bình Thuận: La N gà, sông Quao, sông Công, sông Dinh.Tỉnh có quốc lộ 1A, đường sắt Bắc N am đi qua,

cách thành phố Hồ Chí Minh - một trung tâm văn hóa kinh tế lớn của đất nước, khoảng 200 km.

Phần đất liền của tỉnh Bình Thuận nằm trong giới hạn 10035'-11038' Bắc và 107024'- 108053Đông.

Trại sản xuất tôm giống thuộc địa bàn huyện Tuy Phong.Biển là tài nguyên vô tận của Tuy Phong, với 50 km bờ biển, nguồn tài nguyên phong phú đa dạng và có trữ lượng lớn.N goài ra, biển Tuy Phong có mặt nước rộng nguồn nước trong sạch với nhiều eo vịnh và đặc biệt ít cửa sông nên môi trường rất thuận lợi cho nghề nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là sản xuất giống tôm he.

3.1.2.Điều kiện khí hậu

• Khí hậu

- N hiệt độ không khí: Tương đối cao và ít dao động giữa các mùa, những tháng có nhiệt độ thấp nhất từ 17oC - 24oC và tháng cao nhất là 34oC.

- Độ Nm: Độ Nm trung bình hàng năm 85,5 %.

- Thời tiết: Mùa mưa ngắn kéo dài từ tháng 9 ÷ 12, lượng mưa chiếm 50% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 1 ÷ 8, những tháng còn lại mùa nắng, trung bình mỗi năm có 2.600 giờ nắng.

3.1.3. Thuận lợi và khó khăn

• Thuận lợi:

- Được thiên nhiên ưu đãi cho thời tiết nắng ấm, nguồn nước trong sạch, độ mặn cao và ổn định quanh năm là điều kiện thuận lợi cho sản xuất.

- Đội ngũ công nhân lành nghề, có trình độ kỹ thuật, giàu kinh nghiệm và nhiệt tình, có trách nhiệm trong công việc.

- N ằm cạnh trục đường giao thông, thuận lợi cho việc giao dịch buôn bán. - Tôm giống của Công ty được nhiều khách hàng tín nhiệm nên thương hiệu đã ổn định và nổi tiếng.

- N ằm trong vùng quy hoạch sản xuất tôm giống nên các điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng đều đầy đủ.

- Được sự quan tâm của chính quyền địa phương.

• Khó khăn:

Mặc dù Công ty đã đi vào sản xuất ổn định, nhưng bên cạnh những thuận lợi đó thì cũng có không ít khó khăn thách thức trong sản xuất kinh doanh.

- Có nhiều Công ty, trại sản xuất giống mới thành lập nên sự cạnh tranh khách hàng ngày càng lớn.

- Chất lượng môi trường biển ngày càng có dấu hiệu suy giảm nên việc sản xuất có nhiều khó khăn, dịch bệnh đe dọa thường xuyên.

- N guồn tôm bố mẹ từ nước ngoài chi phí cao.

- Chi phí cho vật tư sản xuất ngày càng cao, có sự cạnh tranh giữa nhiều công ty nên giá thành ngày càng hạ.

3.1.4. tình hình kinh tế xã hội

• Tổ chức bộ máy hành chính:

- Công ty bao gồm: 1 giám đốc, 1 phó giám đốc.

- Với 4 quản lý bộ phận, 4 quản lý kỹ thuật, 7 kỹ thuật viên điều hành bộ phận và 39 công nhân viên phục vụ sản xuất giống tôm, tảo và ấp Artemia, cùng với các bộ phận hành chính.

- Văn phòng: 2 người, kế toán và kinh doanh: 3 người, phòng điện và cơ khì: 3 người, phòng tổng hợp vật tư: 3 người, điều hành nhân sự: 1 người

3.1.5. tình hình kinh doanh

• Công ty có 4 trại sản xuất giống chủ yếu tôm He chân trắng một trại nuôi tôm mẹ và một trại sản xuất giống tảo cung cấp cho các công ty khác. Số công nhân lên tới 70 ngời. Sắp tới công ty còn liên kết với các cơ sở sản xuất tôm giống trong địa bàn tỉnh nhằm thuê lại cơ sở sản xuất để sản xuất giống cho công ty cung cấp giống cho các tỉnh N am Trung Bộ, các tỉnh phía N am.

• Hiện tại công ty sản xuất giông tôm thẻ Chân Trắng không đủ cung cấp cho thị trường nên công ty đang mở rộng địa bàn ra các tỉnh lân cận nhằm phát triển, chiếm lĩnh thị trường.

3.2. guồn nước và xử lý nước phục vụ sản xuất

Được bơm trực tiếp từ biển bằng 2 máy bơm vào hệ thống bể lắng lọc xử lý nước.

• N ước ngọt

Trại giống không có hệ thống cung cấp nước ngọt tại chỗ nên nước ngọt được mua ở công ty nước khoáng vĩnh hảo và vận chuyển bằng xe bồn chở nước để cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt.

- N ước và xử lý nước trong nuôi ấu trùng

- N ước ngọt: Là nước được lấy từ công ty nước khoáng vĩnh hỏa được xử lí rồi nên chất lượng nước sạch nên không cần qua xử lý.

- N ước mặn: N ước mặn có 2 hình thức sử dụng là:

N ước mặn dùng cho nuôi vỗ thành thục và cho đẻ tôm bố mẹ:

Hình 3.2: Quy trình xử lý nước cho nuôi tôm bố mẹ

Chú thích: N ước được bơm lên bể lắng để cho lắng cặn bNn (tất cả các vật thải, tôm, cá, dộng vật phù du.v.v.) ,xử lí chlorine70%(5-10ppm) trời nắng khoảng một ngày thì hết chlorine,bơm qua lọc cát lọc và ntiếp tục bơm vào bể chứa để đánh sodium để tăng độ kiềm lên đến 160ppm, thường độ kiềm nước biển là 120ppm.sau đó đánh ETA(10-15ppm)để lắng các kim loại nặng, nước chảy vào lọc ozon diệt các vi khuNn, vi rút có trong nước và hệ thống lọc tinh sau đó nước được cung cấp cho bể nuôi vỗ thành thục và cho đẻ.

N ước biển Bể lắng Loc cát Bể chứa Lọc ozon Lọc tinh Bể nuô vỗ, bể đẻ Bể dự trử

Môi trường N ước nuôi tôm bố mẹ N ước nauplius N hiệt độ 28 – 29 30 – 31 Ph 7.5 – 8.5 7.5 – 8.5 N O2 0(max <0.01) 0ppm N H3 0(max <0.01ppm) 0ppm SAL 28 – 34 29 – 30 ALK 140 - 170 140 – 170

Bảng 3.1: Môi trường nước tôm bố mẹ

N ước mặn dùng cho ương nuôi ấu trùng, quy trình xử lý như sau:

Hình 3.3.: Quy trình xử lý nước cho ương nuôi ấu trùng

Chú thích: N ước biển được bơm lên bể chứa để lắng kết các chất lơ lững, sau đó được xử lý bằng hóa chất để diệt tạp, vi khuNn.

Xử lý nước bằng Chlorine với nồng độ 30ppm, Phơi nắng kết hợp với sục khí liên tục trong 48h.Sau thời gian đó dùng test Chlorine để kiểm tra lượng Chlorine dư trong nước, nếu còn dư lượng Chlorine (nước có màu vàng) ta tiến hành dùng thiosunfat (N a2S2O2.5H2O) để trung hòa, thiosunfat dưới ánh nắng mặt trời và sục khí liên tục sẽ nhanh chóng tan trong nước.

Khi nước đã hết Chlorine thì bơm nước lên thùng lọc cát

N ước biển Bể loc cát thô Bể lắng Thùng loc cát Bể xử lí Hệ thống lọc tinh Bể nuôi

Hình 3.4: Thùng lọc cát

Qua thùng lọc cát rồi cho vào bể xử lí nước 45m3 để xử lí chlorine 3ppm tiếp cho sục khí 24/24 cho chạy tuần hoàn (chạy tuần hoàn ở đây là: cho nước luân chuyển trong hệ thống bể xử lý, lọc cát và túi lọc, với mục đích là nhanh hết lượng chlorine và nước được đồng đều) ,và hạ độ mặn để phù hợp với nước ương ấu trùng (nước 30, 25, 22 phần ngàn), rồi nâng độ kiềm vì trong nước biển độ kiềm thấp nên phải tăng độ kiềm (160-180) dánh sodium 25phang ngàn.Để lắng các chất lơ lửng trong nước trai xử lí bằng eta.Đối với 45m3 nước thì chỉ đánh 1kg eta.Xử lí trong 3 ngày lấy mNu nước lên phòng thí nghiệm kiểm tra các yếu tố môi trường đạt chỉ tiêu chưa để đưa vào sản xuất.

Đối với trại khi nước được xử lí xong thì qua loc tinh rồi cho vào bể stok(dự trử). N ước từ bể dự trử đưa vào sử dụng nếu mà sử dụng cho nauplius thì phải qua thêm một lần lọc tinh nữa, còn các giai đoạn khác thì không cần.

Hinh 3.5: Lọc tinh

Chất lượng nước mặn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng ấu trùng và hiệu quả sản xuất cho đợt nuôi.Tuy nhiên, chất lượng nước còn phụ thuộc vào từng đợt thủy triều vì vậy khi bơm nước sản xuất cần chú ý theo dõi lịch thủy triều để có nguồn nước tốt nhất.

hận xét: Hệ thống bể lọc và xử lý nước của trại sản xuất đáp ứng được tiêu chuNn về chất lượng nước nuôi và cung cấp đầy đủ phục vụ cho công tác sản xuất giống.Trong quá trình sản xuất nên định kì làm vệ sinh hệ thống bể lắng, bể xử lí, lọc cát và thay lọc tinh để nước có chất lượng ổn định.

3.3. Hệ thống bể nuôi

Hệ thống bể nuôi được đặt trong nhà bao gồm: - Hệ thống bể nuôi vỗ, thành thục

Gồm 10 bể hình chữ nhật, V = 24 m3.Bể được bố trí 10 rợi sục khí bên canh thành bể và 1 đường ống sục khí ở giữa bể.

- Hệ thống bể đẻ

Gồm 10 bể hình chữ tròn có lưới che, V = 1000ml. Bể được bố trí 5 sợi sục khí.

- Hệ thống bể ương ấu trùng

Gồm 64 bể hình vuông, V = 5m3 .Bể được bố trí 4 sục khí trong bể và một que nâng nhiệt.

hận xét:

- Hệ thống bể có hình dạng và kích thước phù hợp với sự thành thục, giao vỹ, cho đẻ và ương nuôi ấu trùng.

- Bể được xây dựng có rảnh thóat nước ngầm để xả nước khi cần thiết.Có hệ thống ống khí chạy xung quanh để cung cấp khí và căng dây cước ở trên để che bạt.

- Có hệ thống điện chiếu sáng, đèn laze để diệt vi khuNn trong không khí. - Có lắp hệ thống nhiệt độ phòng nên nhiệt độ tương đối ổn định và thao tác

sản xuất dễ dàng.

3.4. Kỹ thuật cho đẻ tôm He Chân trắng 3.4.1. guồn gốc tôm bố mẹ 3.4.1. guồn gốc tôm bố mẹ

Tôm bố mẹ được di nhập giống từ nguồn tôm thái lan. Cp.white shipm.2(SPR)

Số lượng tôm đực: 800 con Số lượng tôm cái: 800 con

3.4.2. Kỹ thuật nuôi thành thục tôm bố mẹ

Tôm bố và tôm mẹ được nuôi chung với nhau theo tỉ lệ 1:1 trong 10 bể có V = 24m3.

Tiêu chí Chiều dài (cm) Khối lượng (g)

Tôm đực 16 – 18 50 – 60

Tôm cái 18 – 22 60 – 70

Bảng 3.2: Khối lượng và kích thước tôm bố mẹ - Kỹ thuật cắt mắt tôm cái:

- Tôm bố mẹ sau khi nuôi thuần hóa được 10 ngày là có thể cắt mắt cho tôm cái. - Dùng vợt để vớt tôm và đi găng tay vào để bắt tôm.

Hình 3.6: Cắt mắt

- Dùng panh y tế hơ trên ngọn lửa đèn cồn hoặc bếp ga để khử trùng dụng cụ trước khi cắt. Dùng tay khóa tôm theo chiều cong của tôm sau đó dùng panh cắt mắt tôm.Thao tác thật nhanh, Chính xác, sau khi cắt thả lại tôm vào bể nuôi thành thục.

- Với phương pháp này tôm cái hồi phục rất nhanh, không gây nhiễm trùng, ít ảnh hưởng đến sức khỏe vì sau khi cắt mắt tôm mẹ vẫn bắt mồi bình thường, tỷ lệ sống cao.

- Cắt hết tất cả các con cái, với mục đích kích thích tôm lên trứng và đẻ đồng loạt.

- N uôi vỗ tiếp tục trong 10 ngày là tôm bắt đầu lên trứng.

- Hoạt động giao vỹ của tôm: vì ở trại khác với những trại nuôi khác là chuyển chế độ sinh học ngày đêm của tôm và cho tôm bố mẹ chung từ khi nuôi vỗ nên hoạt đông giao vỹ của tôm là ngNu nhiên và tự nhiên.

- Hoạt động giao vĩ bắt đầu từ 11 đến 12h và xảy ra trong thời gian rất ngắn từ 3 ÷ 5 giây.theo quan sát cho thấy quá trình diễn ra theo các giai đoạn như sau:

- Giai đoạn bắt cặp: Tôm đực bơi gần và đuổi theo tôm cái từ phía sau bằng cách bò sát bể, dưới đuôi tôm cái.Khi tôm đực bò dưới đuôi tôm cái, tôm cái bắt đầu bơi nhanh lên mặt nước rồi tiếp tục bơi vòng tròn theo thành bể, tôm đực luôn bơi theo sau.

Hình 3.7: Tôm giao vĩ và tôm bố mẹ

- Giai đoạn giao vĩ: Khi bơi tôm cái tiết ra một chất dNn dụ hoặc kích thích làm cho con đực thành thục và bơi theo.Sau giai đoạn rượt đuổi, tôm đực tôm đực bơi ngữa lên trên và ôm tôm cái bằng những cặp chân bò theo hướng đầu nối đầu, đuôi nối đuôi. Trong khoảng 1 ÷ 5 giây tôm đực búng mạnh đưa túi tinh sang cơ quan sinh dục con cái ở chân bò thứ 4 và 5.

3.4.3. Thức ăn và khˆu phần cho ăn

Thức ăn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tỉ lệ thành thục, chất lượng buồng trứng cũng như chất lượng ấu trùng.Vì vậy phải lựa chọn thức ăn có thành phần dinh dưỡng phù hợp để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho tôm bố mẹ.

Tại cơ sở thực tập, tôm bố mẹ đã được cho ăn các loại thức ăn sau:

Thời gian 07h 11h 16h 21h 24h 03h

Dời 4kg 4kg 4kg

Mực 2-3kg 4kg

Thức ăn khô 7g

- Làm thức ăn:

- Mực: làm sạch bỏ tất cả các phụ bộ chỉ lấy mình, cắt khoanh nhỏ, ngâm qua sodoline diệt khuNn sau đó trộn với C-MIX 10g và rồi cho ăn.

- Dời: là từ địa phương nó giống như con trùng chỉ, cắt nhỏ cở 3-4 cm rồi đem cho ăn

- Thức ăn khô: có sẳn trong bao chỉ việc cho ăn.

- Cách cho ăn: Cho ăn vào nhiều vị trí trong bể và phân tán đều để tôm bố mẹ có thể bắt mồi dễ dàng.

- Quản lý thức ăn:Các loại thức ăn tươi được bảo quản trong tủ cấp đông, riêng dời là cho ăn lúc còn sống, lượng thức ăn còn phụ thuộc vào từng giai đoạn từng thời điểm.

- Chế độ si phông và thay nước: Siphon 1 lần/ngày vào lúc 7 giờ sáng, trước lúc cho tôm ăn. Kết hợp siphon với thay nước, thay 60 ÷ 80 % lượng nước trong bể và làm vệ sinh.

- Các yếu tố môi trường trong bể

N hiệt độ nước(oC) Mực nước (m) Độ mặn (‰) Ph

28 ÷ 29 0,8 ÷ 1 28 ÷ 32 7,5 ÷ 8,5

Bảng 3.4: môi trường nuôi

hận xét: Qua bảng cho thấy các yếu tố môi trường trong bể nuôi ít có biến động mạnh do thời điểm thực tập và sản xuất giống đang mùa hè.Các yếu tố môi trường thích hợp cho quá trình nuôi thành thục.

3.4.4. Bắt tôm cho đẻ

• ChuNn bị thùng nước đẻ: - Thùng vệ sinh sạch sẻ. - N ước đạt tiêu chuNn.

- Có nắp ngăn tôm nhảy ra ngoài.

• Chọn tôm bố mẹ:

- Có sự giao vỹ và túi tinh năm ở trí chính xác

• Bắt tôm cho đẻ:

- Dùng vợt bắt những con cái đã được giao vĩ có dính túi tinh ở đốt chân bò thứ 4 và 5 đưa vào bể đẻ.

- Tôm được tắm qua nước ngọt trước khi vào thùng đẻ.

- Tôm thường đẻ: sáng từ (4h-7h), chiều từ (13h-14h) và (15h-16h). - Thông thường lượng trứng từ 100.000 ÷ 300.000 (trứng/con/lần

đẻ). Khi tôm đẻ không mở sục khí, sau khi tôm đẻ khoảng 1 giờ tiến hành bắt tôm mẹ thả lại bể nuôi.

• ấp trứng

- khi tôm đẻ xong ta tến hành ấp trứng Sau đó cứ 30 phút đảo trứng

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIỐNG TÔM HE CHÂN TRẮNG (PENAEUS VANNAMEI BOONE, 1931) TẠI VĨNH TÂN - TUY PHONG - BÌNH THUẬN (Trang 28 -28 )

×