Chế độ chăm sóc và quản lý

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quy trình sản xuất giống tôm He Chân trắng (Penaeus vannamei Boone, 1931) tại vĩnh tân - tuy phong - bình thuận (Trang 42 - 45)

Thức ăn

Gồm thức ăn:

- Tươi sống (Tảo Cheatoceros Artemia)

+ Artemia: Được sử dụng như một loại thức ăn không thể thiếu vì chúng có hàm lượng dinh dưỡng cao và rất ưa thích của ấu trùng tôm.

+ Tảo Cheatoceros và thalass: Được nuôi sinh khối để cung cấp cho ấu trùng giai đoạn Zoea1,2,3 và Mysis 1.

- Thức ăn tổng hợp: Gồm các loại như là TN T200, TN T300 và hipo- 00. - tảo khô :spisulina

Chế độ cho ăn

Chế độ dinh dưỡng thích hợp giúp cho ấu trùng tăng trưởng tốt, sức khỏe ổn định, trong đó thành phần tảo và định mức ấu trùng Artemia là bắt buộc phải có không nên thay bằng các loại thức ăn khác. N goài ra chỉ việc bổ sung C-MIX.

- Giai đoạn N auplius: Giai đoạn này ấu trùng dinh dưỡng bằng noãn hoàng vì vậy chưa cần cho bằng thức ăn ngoài.

- Giai đoạn Zoea: Việc đón đầu để cung cấp thức ăn cho giai đoạn Zoea 1 rất quan trọng và yêu cầu mức độ chính xác cao, tránh trường hợp tôm đã chuyển giai đoạn nhưng trong bể chưa có thức ăn làm cho ấu trùng đói và lắng đáy. Đồng thời cũng phải tránh việc đưa thức ăn vào quá sớm làm ấu trùng bị dính chân. Khi N auplius chuyển được 70 – 80% sang Zoea 1 là có thể cung cấp thức ăn cho ấu trùng.Lần cho ăn đầu tiên sử dụng tảo tươi Cheatocer và thalass.

- Giai đoạn Mysis: Khi ấu trùng chuyển sang giai đoạn Mysis thì bắt đầu cho ăn Artemia, cho ăn xen kẽ với thức ăn tổng hợp.

- Giai đoạn Postlarvae: Khi ấu trùng chuyển sang giai đoạn Postlarvae thì bắt đầu cho ăn N auplius của Artemia, cho ăn xen kẽ với thức ăn tổng hợp. Ở giai đoạn này ấu trùng có khả năng bơi lội chủ động ngược dòng để bắt mồi.

Chế độ cho ăn chia làm 3 tiếng cho ăn một lần.

Giải pháp điều chỉnh lượng thức ăn của ấu trùng: Dựa theo màu nước trong bể, khả năng ăn và vận động của ấu trùng, mật độ ấu trùng trong bể và thời điểm chuyển giai đoạn của ấu trùng.Trước mỗi lần cho ăn kiểm tra bể ương nuôi, nếu trong bể còn dư lượng thức ăn thì giảm lượng thức ăn tổng hợp hoặc giảm lượng

Artemia cần ấp cho lần tiếp theo.N ếu trong bể đã hết thức ăn tức là ấu trùng ăn đủ hoặc thiếu, nên kết hợp với quan sát đường phân của ấu trùng để tăng hay giảm lượng thức ăn.

Chế độ sục khí và ánh sáng

Cường độ sục khí trong bể ương nuôi ấu trùng mạnh dần từ N auplius → Zoea → Mysis → Postlarvae.

- Giai đoạn N auplius: Cần sục khí nhẹ đều và cần che bạt.

- Giai đoạn Zoea: Sục khí vừa nhằm tạo oxy đầy đủ, giúp Zoea phân tán đều trong bể và không bị đứt đuôi phân. Cần che bạt.

- Giai đoạn Mysis: Sục khí mạnh vì ấu trùng Mysis có nhu cầu dưỡng khí cao và có tập tính ít vận động treo mình trong nước nên dễ bị lắng đáy, đồng thời giúp phân tán đều thức ăn tạo điều kiện cho ấu trùng bắt mồi tốt.

- Giai đoạn Postlarvae: N hu cầu dưỡng khí tăng và có tập tính ăn thịt lẫn nhau do đó phải sục khí mạnh và không cần đậy bạt.

Trong quá trình nuôi ấu trùng, giai đoạn N auplius và Zoea cần phải đậy bạt vì giai đoạn này ấu trùng có tính hướng quang mạnh nên dễ bị mất năng lượng và thiếu oxy cục bộ do tập trung lại một điểm. Đến giai đoạn Mysis và Postlarvae mở bạt do tính hướng quang giảm.

Chế độ thay nước và cấp nước

Trong quá trình sống và phát triển, ấu trùng thải phân và lột xác làm bNn môi trường nước nuôi.Việc vệ sinh thay nước và cấp nước thường xuyên ngoài tác dụng giảm thiểu tối đa khả năng ô nhiễm chất lượng nước, tránh nguy cơ bùng nổ các tác nhân gây bệnh do tích lũy N - N H3 còn kích thích sự phát triển và ổn định quần thể vi sinh vật có lợi đồng thời hạn chế vi sinh vật có hại.

- Trong quá trinh nuôi ngày nào củng cấp nước. Bình quân mỗi cấp 1-1.5 m3 nước. Và cứ cuối mổi giai đoạn lại thay nước một 50%.

- Giai đoạn Zoea: Thường cuối giai đoạn Zoea 3 tiến hành thay nước thay tới 50% lượng nước trong bể ương, trong các giai đoạn Z1,Z2,Z3 ta đánh bacclanus để phân hủy các chất hửu cơ như thức ăn thừa, xác tôm chết và vỏ tôm .

- Giai đoạn Mysis: Từ Mysis 3 và thời điểm chuNn bị chuyển sang Postlarvae thay 50% nước.

- Giai đoạn Postlarvae: mỗi ngày cấp 2m3 sáng và chiều và 3 ngày thay nước một lần.

Trong quá trình thay nước, ngoài tác dụng tạo môi trường sạch cho tôm phát triển tốt nó còn có mục đích là để hạ dần độ mặn cho tôm.Khi thay nước cần chú ý đến các yếu tố môi trường và màu nước.

Hình 3.12: cấp nước và xã nước

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quy trình sản xuất giống tôm He Chân trắng (Penaeus vannamei Boone, 1931) tại vĩnh tân - tuy phong - bình thuận (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)