Chuyển giao mềm và mềm hơn

Một phần của tài liệu kỹ thuật điều khiển và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông trong mạng 3g (Trang 101 - 107)

Trong chuyển giao mềm hơn, một MS ở vùng xen phủ của hai sector lân cận của cùng một BS. Việc truyền thông giữa MS và BS được thực hiện đồng thời trên hai kênh vô tuyến, mỗi kênh cho một sector riêng rẽ. Các yêu cầu sử dụng hai mã phân biệt cho hướng xuống, vì vậy MS có thể phân biệt được các tín hiệu. Hai tín hiệu thu được tại MS trung bình bởi quá trình sử lý RAKE, hoàn toàn tương tự như quá trình thu đa đường, ngoại trừ việc các finger cần phát sinh ra các mã tương ứng cho mỗi sector cho hoạt động trải phổ tương ứng. Hình 4.28 thể hiện quá trình chuyển giao mềm hơn.

Hình 4.28. Chuyển giao mềm hơn

Trong hướng lên, một quá trình xử lý tương tự diễn ra tại BS: kênh mã hóa của MS được thu tại mỗi sector, sau đó định tuyến tới cùng máy thu RAKE băng cơ sở và tỉ lệ tối đa kết hợp ở đây là cách phổ biến. Trong quá trình chuyển giao mềm, chỉ một phần vòng lặp điều khiển công suất trên kết nối là thực sự hoạt động. Chuyển giao mềm hơn chiếm khoảng 5-15% các kết nối.

Hình 4.29 mô tả quá trình chuyển giao mềm. Trong quá trình chuyển giao mềm, MS nằm trong vùng xen phủ của hai sector của hai BS khác nhau. Tương tự trong chuyển giao mềm hơn, quá trình truyền thông diễn ra thông qua hai kênh vô tuyến thuộc về hai BS khác nhau. Cũng như trong chuyển giao mềm hơn, cả hai kênh (tín hiệu) được thu tại MS bởi quá trình Rake kết hợp tỉ lệ tối đa. Nhìn từ phía MS, có rất nhiều điểm khác giữa chuyển giao mềm và mềm hơn.

Hình 4.29. Chuyển giao mềm

Tuy nhiên, trong hướng lên chuyển giao mềm khác cơ bản so với chuyển giao mềm hơn: kênh mã hóa của MS được thu bởi cả hai BS, nhưng dữ liệu thu được lại được giửi tới RNC để kết hợp lại. Đây là công việc đặc trưng nhằm báo hiệu chính xác khung tương tự nhau cung cấp cho điều khiển công suất vòng ngoài nhằm lựa chọn khung tốt hơn giữa hai ứng cử có thể trong RNC. Sự lựa chọn diễn ra sau giải cài xen vào khoảng 10-80ms. Chú ý rằng, trong quá trình chuyển giao hai vòng điều khiển công suất trên liên kết đều tích cực, cho mỗi BS. Chuyển giao mềm chiếm khoảng 20-40% các kết nối. Để phục vụ cho các kết nối chuyển giao mềm, các tài nguyên thêm vào sau đây được cung cấp bởi hệ thống và phải được quan tâm trong pha lập kế hoạch:

- Các kênh máy thu Rake thêm vào trong các BS. - Các liên kết thêm vào giữa BS và RNC.

- Các finger thêm vào trong các MS.

Chúng ta cúng chú ý rằng chuyển giao mềm và mềm hơn cũng có thể thực hiên kết hợp với nhau. Các đặc tả chuyển giao của CDMA là cần thiết vì những lý do tương tự như trong điều kiển công suất vòng kín. Nếu không có hiệu chuyển giao, sẽ có những hiệu ứng gần xa của một MS thâm nhập từ một cell vào một cell lân cận mà không có điều khiển công suất sau đó. Chuyển giao cứng rất nhanh và thường xuyên sẽ tránh được vấn đề này, tuy nhiên nó chỉ thực hiện được với một trễ

xác định mà vấn đề gần xa có thể phát triển. Vì vậy, với điều khiển công suất nhanh và chuyển giao mềm/mềm hơn là các công cụ giảm bớt nhiễu quan trọng trong WCDMA. Thêm vào chuyển giao mềm/mềm hơn, WCDMA cung cấp các loại chuyển giao sau:

- Chuyển giao cứng liên tần số có thể được sử dụng, ví dụ, chuyển một MS từ một tần số WCDMA sang một tần số khác. Một ứng dụng cho BS với một vài sóng mang.

- Chuyển giao cứng liên hệ thống có thể diễn ra giữa hệ thống WCDMA FDD và các hệ thống khác, như WCDMA TDD hoặc GSM.

KẾT LUẬN

Đồ án tốt nghiệp đưa ra và giải quyết hai vấn đề chính điều khiển và nâng cao QoS trong mạng 3G là: điều khiển QoS trong mạng lõiđiều khiển QoS trong mạng truy nhập. Tuy nhiên trong phạm vi đồ án, em tập trung vào điều khiển và nâng cao chất lượng dịch vụ tại các giao diện UE-BS trong mạng truy nhập, các vấn đề điều khiển QoS trong mạng lõi chưa được giải quyết một cách triệt để.

Hướng nghiên cứu tiếp theo sẽ là điều khiển QoS trong mạng lõi. Trong hướng nghiên cứu này, các vấn đề về điều khiển chấp nhận cuộc nối, điều khiển dẫn nạp lưu lượng, lập lịch gói, triển khai hàng chờ gói công bằng, quản trị bộ đệm, điều khiển luồng và điền khiển nghẽn, định tuyến QoS sẽ được giải quyết triệt để.

Điều khiển chấp nhận cuộc nối (CAC) là điều khiển QoS diễn ra ở mức phiên, bao gồm CAC cho các mạng không dây như CAC nền di động, CAC cho các mạng không dây thế hệ kế tiếp, CAC phân tán mới dùng trong các mạng thông tin di động đa phương tiện; CAC cho các dịch vụ ATM VBR; CAC cho Internet như CAC trên cấu túc Internet dịch vụ đồng đẳng, CAC và quá trình gán lớp trong các mạng lai IntServ/DiffServ…Điều khiển dẫn nạp lưu lượng là điều khiển QoS diễn ra ở mức gói, bao gồm các vấn đề như chiến lược điều khiển dẫn nạp lưu lượng trong môi trường dịch vụ đồng đẳng, điều khiển dẫn nạp lưu lượng truyền loạt trong môi trường mạng CDMA, điều khiển dẫn nạp lưu lượng trong môi trường mạng ATM…Hay các vấn đề về lập lịch gói như lập lịch gói người dùng bao gồm kênh gói chung hướng lên, kênh chia sẻ hướng xuống, trạng thái kênh paging; lập lịch gói cell bao gồm các vấn đề độ ưu tiên, thuật toán lập lịch, lập lịch gói trong chuyển giao mềm…Các vấn đề cụ thể về triển khai hàng chờ gói công bằng, quản trị bộ đệm, thuật toán điều khiển luồng, điều khiển nghẽn, đặc biệt là định tuyến QoS sẽ được nghiên cứu kỹ lưỡng.

Phạm vi điều khiển QoS rõ ràng là vô cùng rộng lớn, hệ thống chuẩn riêng lẻ là không đủ để hoàn thành bức tranh toàn cảnh, giải thích vấn đề một cách tổng thể và đưa ra các giải pháp thực thi. Hiện nay, mạng 3G đã được triển khai tại nhiều nơi trên thế giới, tại Việt Nam mạng 3G đã được triển khai . Cơ chế điều khiển QoS phải đảm bảo chất lượng kết nối không chỉ đối với các truy cập cố định mà phải hiệu quả với cả những truy cập từ thuê bao di động.

Vì thời gian có hạn,kiến thức còn hạn chế nên đề tài của em không đi sâu vào mọi vấn đề cần nghiên cứu cũng như không tránh khỏi những thiếu sót.Em rất

mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáovà các bạn để hoàn thiện hơn nữa.Một lần nữa cho phép tôi gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy giáo,cô giáo Khoa Công Nghệ Điện tử -thông tin của trường Viện Đại Học Mở Hà Nội đặc biệt là thầy giáo TS Hoàng Mạnh Thắng đã tận tình chỉ bảo ,dạy dỗ và hướng dẫn tôi trong suốt thời gian vừa qua.Cảm ơn tất cả các bạn lớp K9C đã giúp đỡ ,động viên tôi hoàn thành đồ án này.

Em xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Phạm Công Hùng, Nguyễn Hoàng Hải, Tạ Vũ Hằng, Vũ Thị Minh Tú, Đỗ Trọng Tuấn, Vũ Đức Thọ, Nguyễn Văn Đức, Giáo trình thông tin di động, NXB Khoa học và kỹ thuật, 2007.

[2]. Trần Quang Huy, Kỹ thuật điều khiển chất lượng dịch vụ viễn thông, NXB Khoa học và kỹ thuật, 2006.

[3]. Trịnh Hồng Hải, Trịnh Quang Khải, 19/03/2004, GSM/CDMA-Đường đến 3G,

Tạp chí bưu chính viễn thông.

Available: http://www.tapchibcvt.gov.vn/News/PrintView.aspx?ID=15776,

[4]. Hamid Aghvami, Quality of Service (QoS) 3G and Beyond, Centre for Telecommunications Research, King’s College London, 2005.

[5]. Harri Holma & Antti Toskala, WCDMA for UMTS Radio Access for Third

Generation Mobile Communication, John Wiley and Sons,Ltd, 2004.

Một phần của tài liệu kỹ thuật điều khiển và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông trong mạng 3g (Trang 101 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w