Chuyển nhãn đa giao thức MPLS

Một phần của tài liệu kỹ thuật điều khiển và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông trong mạng 3g (Trang 30 - 31)

MPLS nổi lên trong một công nghệ mới quan trọng cho Internet. Nó biểu hiện sự hội tụ của hai phương pháp khác nhau một cách cơ bản trong kĩ thuật mạng truyền dữ liệu, đó là gam dữ liệu và mạch ảo. Theo truyền thống, mối gói IP được chuyển tiếp độc lập bởi từng router trên từng bước nhảy dựa trên địa chỉ đích của nó, và mỗi router cập nhật bảng định tuyến của mình bằng cách trao đổi thông tin định tuyến với các router khác. Mặt khác, do ATM và frame relay (FR) là các công nghệ hướng kết nối, cho nên một mạch ảo phải được thiết lập hiện, thông qua một giao thức báo hiệu, trước khi các gói được gửi vào mạng. MPLS sử dụng một nhãn ngắn có chiều dài cố định, chèn vào trong tiêu để gói ,để chuyến tiếp các gói. Một router có khả năng MPLS, gọi là router chuyển nhãn (LSR), sử dụng nhãn trong tiêu đề gói như một chỉ mục để tìm bước nhảy kế tiếp của nó sau khi đã thay thế nhãn hiên tại bằng một nhãn mới được gán cho bước nhảy này. Lộ trình mà một gói trải qua một vùng MPLS được gọi là một lộ trình chuyển nhãn (LSP). Do ánh xạ giữa các nhãn là cố định tại mỗi LSR, cho nên một LSP được xác định bởi giá trị nhãn khởi tạo tại LSR đầu tiên của nó.

Ý tưởng chính ẩn sau công nghệ MPLS là sử dụng một mô hình chuyển tiếp dựa trên quá trình trao đổi nhãn có thể kết hợp với dãy các module điều khiển khác

nhau. Mỗi module điều khiển có trách nhiệm gán và phân phối một tệp các nhãn cũng như duy trì các thông tin điều khiển khác. Bởi vì MPLS cho phép các module khác nhau có thể gán nhãn cho các gói, cho nên nó tách việc chuyển tiếp một gói khỏi nội dung của tiều đề gói IP. Thuộc tính này là cần thiết cho các tính chất như hỗ trợ phân hoạch luư lượng và hỗ trợ mạng riêng ảo (VPN).

Một phần của tài liệu kỹ thuật điều khiển và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông trong mạng 3g (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w