6
236.428 2.481.164
Bạch đàn 61.294 Hầu hết các huyện 61.294
Keo lai 104.296 Đạ Huoai, Đạ Tẻh 104.296
Thông 3 lá 52.574
Đà Lạt, Lạc Dương, Lâm Hà, Di Linh, Bảo
Lâm 52.574
NTTS 670 Ia Grai, Kbang, Chư
Păh, Krông Pa 298 1.908 1.76
6
Tất cả các địa phương trong đó tập
trung nhiều nhất tại Lâm Hà và Đức Trọng
762 5.404
CSD 79.112 106.925 125.222 33.691 36.988 381.938
Đất nông nghiệp khác 114 118 35 76 32 375
Tổng diện tích điều tra 1.453.029 0 933.969 0 1.210.901 0 928.941 0 610.164 5.137.004
2.1.1.Chuyên lúa
Có diện tích 205.916 ha, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, và Lâm Đồng, ... trên các loại đất thuộc nhóm đất đỏ vàng, đất xám bạc màu, đất phù sa, đất thung lũng dốc tụ, đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước và một số loại đất trong nhóm đất đỏ vàng có địa hình tương đối bằng phẳng (độ dốc nhỏ hơn 80) có khả năng giữ nước mùa mưa. Tầng đất không quá mỏng, thành phần cơ giới từ nhẹ đến nặng, không bị ngập nước thường xuyên thuộc vùng có nhiệt độ trung bình và cao, khô, phải có nước tưới, vùng có lượng mưa trung bình đến cao.
Diện tích chuyên lúa của vùng là thấp hơn so với các vùng khác, diện tích được chia nhỏ, không tập trung nên người dân tây nguyên sản xuất chủ yếu là để cung ứng về nhu cầu lương thực cho chính gia đình, mục đích chăn nuôi và số ít họ dư thừa nên bán. Vì vậy thị trường tiêu thụ lúa gạo vùng Tây Nguyên là không rộng và không nhiều.
Các hộ dân sản xuất lúa đa phần là các hộ dân nghèo, thu nhập còn thấp nên lượng vốn đầu tư cho sản xuất là không lớn; chi phí cho phân bón thấp, phần lớn là họ tận dụng lượng phân chuồng để bón. Vấn đề về giống và thuốc trừ sâu bệnh thì được các hộ gia đình chú trọng đầu tư hơn, nhiều giống lúa tốt cho năng suất cao đã được các hộ dân đưa vào sản xuất; về đặc điểm thời vụ, đối với vùng tây nguyên người dân canh tác 2 vụ cơ bản đó là lúa mùa và lúa đông xuân có riêng tỉnh Lâm Đồng chuyên lúa có 3 vụ lúa mùa, đông xuân và lúa hè thu. Kỹ thuật canh tác chưa cao, chủ yếu là theo kinh nghiệm của họ chính vì vậy đó cũng là 1 lý do khiến cho năng suất lúa đạt được là chưa cao. Năng suất lúa không cao, trung bình đạt 43,3 tạ/ha/vụ. Năng suất lúa phụ thuộc vào chế độ tưới, địa hình, tập quán canh tác và mức độ đầu tư. Loại hình sử dụng đất này ít gặp rủi ro về biến động của thời tiết, đồng thời đảm bảo ổn định nhu cầu lương thực cho tiêu dùng và chăn nuôi gia đình. Do diện tích bị phân tán và chia nhỏ đến từng hộ gia đình do đó việc đưa cơ giới hoá vào sản xuất là chưa cao (chỉ khoảng 40% và tập trung chủ yếu ở tỉnh Lâm Đồng), phần lớn lao động hiện đang sử dụng trong loại hình trồng lúa trên địa bàn các tỉnh là lao động gia đình (chiếm 90% tổng lượng lao động cần có).
Trên địa bàn vùng Tây Nguyên cây lúa được trồng vào hai vụ chính là Đông-Xuân và vụ mùa. Ở một số huyện của tỉnh Lâm Đồng có điều kiện thuận lợi về thổ nhưỡng và nguồn nước có thể trồng thêm vụ Hè-Thu như Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên (Lâm Đồng).
- Vụ Đông - Xuân: Toàn vùng có diện tích 69,1 (nghìn ha), lúa được gieo cấy vào tháng 1 và thu hoạch vào tháng 4 với năng suất bình quân đạt 5,2 tấn/ha, trong đó năng suất bình quân cao nhất đạt được 5,64 tấn/ha (Đắk Nông). Trong
vụ Đông - Xuân một số giống lúa thường được gieo cấy như: Ải 32, TH 85, DV 108, IR 64, TH 28…
- Vụ Hè - Thu: Có diện tích 6,0 (nghìn ha), bắt đầu thực hiện gieo cấy từ cuối tháng 4 và thu hoạch vào cuối tháng 9 (tháng 8 âm lịch). Năng suất của vụ Hè - Thu trung bình đạt 4,33 tấn/ha. Các giống thường được sử dụng gồm VN 124, PHB71, Ải 32, TH 85, DV 109.
- Vụ Mùa: Có diện tích 136,6 (nghìn ha), bắt đầu từ cuối tháng 5 và thu hoạch vào tháng 11. Năng suất trung bình toàn vùng đạt 40,5 cao nhất tại Đắk Lắk đạt 4,83 tấn/ha.
Theo nghiên cứu, trên đất lúa ngập nước thì hiệu suất sử dụng phân đạm chỉ đạt 30%, lân 20%, do vậy tại những vùng chuyên canh lúa việc bón một lượng lớn phân vô cơ không bổ sung phân hữu cơ làm cho đất ngày một chai cứng. Lượng phân vô cơ dư thừa cho cây trồng theo phản ứng phản nitrat hóa gây mất đạm hoặc thấm vào mạch nước ngầm làm ô nhiễm nguồn nước. Từ đó làm ô nhiễm đất-một dạng thoái hóa đất.
Tại những vùng đất chuyên canh lúa, do đất thường xuyên bị ngập nước từ 8-10 tháng do đó làm giảm sự phân hủy chất hữu cơ, giảm hoạt động của vi sinh vật có lợi. Việc gia tăng cơ giới hóa trong khâu chuẩn bị đất cùng với quá trình rửa trôi và tích tụ của các hạt sét của các tầng bên dưới tạo nên sự nén dễ.
Những vùng chuyên lúa thường tập trung ven những sông, suối nơi có loại đất phù sa và nguồn nước tưới chủ động lớn hay các thung lũng. Một số nơi, do điều kiện địa hình cao việc canh tác lúa chủ yếu nhờ nước trời do đó chỉ có 1 vụ, thời gian còn lại trong năm người dân trồng một số cây khác hoặc bỏ hoang. Nhìn chung, canh tác lúa tại Tây Nguyên còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, do vậy trước những biến đổi của khí hậu trong những năm gần đây diện tích đất chuyên trồng lúa trước đây đã không thể tiếp tục canh tác do hạn hán, thiếu nước.
2.1.2. Lúa - Màu
Là loại hình đã được áp dụng khá phổ biến. Tại những khu vực có mùa khô kéo dài không chủ động nguồn nước việc chuyển một phần diện tích trồng lúa sang luân canh lúa-màu là giải pháp hiệu quả. Loại hình sử dụng đất trồng lúa - màu thuận lợi trên đất có địa hình bằng phẳng, thoải, thành phần cơ giới nhẹ và trung bình như đất phù sa, đất xám và đất bạc màu trên phù sa tập trung nhiều ở các tỉnh Lâm Đồng, Gia Lai. Canh tác luân phiên lúa đồng thời giúp hạn chế sâu bệnh, giảm ô nhiễm môi trường, tận dụng hiệu quả nguồn lao động sẵn có. Những tác động chính của loại hình sử dụng đất này đến chất lượng đất thể hiện ở vấn đề môi trường do vậy sản xuất cần thiết thực hiện các chương trình bảo vệ tổng hơp. Hiện tại loại hình lúa - màu có các kiểu sử dụng đất chính:
- Lúa xuân - lúa mùa - khoai lang - Lúa xuân - lúa mùa - Ngô
- Lúa đông xuân - Lạc hè thu - Lúa đông xuân - Đậu tương hè