Canh tác theo phương thức truyền thống

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của thực trạng sử dụng đất vùng Tây Nguyên đến quá trình hình thành và thoái hóa đất (Trang 48 - 50)

III. Hiệu quả kinh tế

2.3.1. Canh tác theo phương thức truyền thống

Với 5.124,9 nghìn người, Tây Nguyên là vùng đất gồm 46 dân tộc anh em khác nhau cùng sinh sống, được nhóm thành 3 thành phần dân tộc chính bao gồm: dân tộc nói ngôn ngữ Môn - Khơ Me (chiếm 14,56% dân số) như Ba Na, Mnông...; dân tộc nói ngôn ngữ Ma Lai - Đa Đảo (chiếm 15,43%) như Gia rai, Ê Đê...; dân tộc Kinh và một số dân tộc khác còn lại (chiếm 70,01%).

Nhóm các dân tộc không phải tại chỗ

Trong số 11 dân tộc không phải tại chỗ, có dân tộc Hoa chủ yếu sống hai bên đường các trục giao thông, hoặc các thị tứ thuận lợi cho việc buôn bán, nông nghiệp thì canh tác lúa nước là nghề truyền thống. Đối với dân tộc Bru từ một cư dân chuyên làm nương rẫy, sau “cuộc di dân năm 1972” vào Đắk Lắk đồng bào đã học cách làm ăn của cư dân địa phương vừa làm rẫy, làm ruộng và làm vườn.

Hai nhóm Hmong và Dao di chuyển vào Tây nguyên hầu hết theo lối tự do. Với tập quán truyền thống từ nơi ở cũ, 2 dân tộc người này đều canh tác nương rẫy. Trong những năm đầu mới di chuyển vào Tây nguyên chủ yếu học canh tác nương rẫy, nhưng vài chục năm gần đây họ đã chuyển dần sang làm ruộng nước, chủ yếu là ruộng bậc thang. Với dân tộc Hmong thường thích làm rẫy ở vùng cao đầu nguồn, đến nơi ở mới môi trường ở mới môi trường tụ nhiên khác với nơi ở cũ nên những tri thức địa phương về bảo vệ rừng, nguồn nước và tài nguyên đất còn hạn chế.

Với bốn dân tộc trong nhóm ngôn ngữ Tày-Thái mới di cư tự do vào Tây nguyên sau chiến tranh biên giới 1979 với truyền thống làm ruộng nước. Họ đã sáng tạo ra hệ thống tưới tiêu nước như “mương, phai, lái lín”, làm các cọn nước do vậy việc trồng lúa nước khá phát triển.Cũng giống như nhiều dân tộc mới di cư vào Tây nguyên, thời gian đầu các dân tộc này sống dựa vào nương rẫy theo lối du canh du cư nhưng tới nay cuộc sống đã tương đối ổn định nhờ việc định canh phát triển kinh tế vườn, ruộng.

Nhóm các dân tộc tại chỗ

Trong tất cả 16 dân tộc tại chỗ có mặt tại Tây Nguyên hiện nay thì tất cả đều là cư dân nông nghiệp, canh tác chủ yếu là đốt rừng làm rẫy theo phương pháp “phát, đốt, chọc trỉa”. Về xã hội còn trong tình trạng sơ khai, chưa có giai cấp. Trước đây có một số dân tộc, chưa biết đến buôn làng, coi buôn làng là xã hội duy nhất chứ chưa biết đến dân tộc, chưa biết đến nhà nước. Ranh giới giữa các buôn làng được tôn trọng nghiêm ngặt, đất đai thuộc sở hữu cộng đồng,ai cần thì khai phá, sử dụng người ngoài cộng đồng không được xâm phạm. Với những đặc trưng này, việc sử dụng đất của các dân tộc trong thời gian dài đã làm suy giảm một diện tích lớn rừng, đất canh tác được

một thời gian dồi lại bị bỏ hoang do đó đất ngày càng thoái hóa.

Dân tộc Ba Na: Có truyền thống canh tác trong nông nghiệp là làm rẫy, vài nhóm có làm ruộng, nương rẫy được canh tác theo chu kỳ khép kín, mỗi đám rẫy chỉ sử dụng 2-3 vụ rồi bỏ hóa khoảng 10 năm.Thường thì công việc phát rẫy, cuốc ruộng được tiến hành vào đầu năm, trong một vụ thường làm cỏ lúa 2 lần. Ở chân ruộng khô hay ruộng ướt người Ba Na đều gieo hạt bằng cách quải, sau này mới gieo mạ, nhổ cấy như các dân tộc mới chuyển đến. Những nơi đất tốt, sau khi trồng lúa, rẫy có thể trở thành vườn. Đó là loại vườn đa canh, có thể trồng nhiều loại cây khác nhau như bông, chàm để dệt và nhuộm vải, thuốc là các loại rau đậu và một số cây ăn quả. Hiện nay cũng đã xuất hiện những mảnh vườn chuyên canh như vườn rau, vườn cây ăn quả, vườn cây công nghiệp. Với hình thức canh tác này, bề mặt đất được che phủ trong thời gian dài hơn do vậy phần nào giảm được sự xói mòn.

Dân tộc Giẻ - Triêng: Rẫy của họ được chia làm 2 loại. Loại mir canh tác 2-3 năm rồi cho bỏ hóa 7-8 năm còn loại pôh nằm ven các dòng sông, ven suối, địa hình tương đối bằng phẳng nên sau khi trồng lúa có thể trồng luân phiên các loại cây trồng ngắn ngày khác mà không bỏ hóa ngay. Tuy nhiên truyền thống của người Giẻ-Triêng là thường chọn những khu rừng già để làm rẫy, ở đó đất thường có màu đen, màu đỏ, tơi xốp do vậy quá trình chặt rừng làm rẫy đặc biệt xảy ra mạnh.

Dân tộc Hrê: Cư trú ở vùng bán sơn địa, xen giữa núi đồi là những thung lũng hoặc cánh đồng, thuận tiện cho việc canh tác ruộng bậc thang. Có những khu ruộng cấy được 2 vụ, nhưng phổ biến là 1 vụ.

Dân tộc Mạ: Các loại hình trồng trọt gồm rẫy, ruộng, vườn trong đó đặc biệt là chuyên canh cây chè. Trong quá trình làm rẫy, công việc đầu tiên là tìm rừng chọn đất. Khi phát rừng làm rẫy, người ta để chừa lại những khu rừng để làm nơi thờ thần, đây là một sự khác biệt với các dân tộc khác là kiểu phát rừng trắng.

Dân tộc ê dê: Khi khai phá những khu rừng để làm rẫy, đồng bào cũng quan tâm đến việc bảo vệ rừng, thường thì bên cạnh những đám rẫy đang canh tác vẫn có những khu rừng nhiều cây cối vừa để giữ nước cho cây trồng vừa để chống xói mòn. Người ê đê làm rẫy cũng theo chu kỳ luân khoảnh. Nhưng ở địa bàn cư trú của đồng bào thường là đất tốt nên thời gian canh tác cũng dài hơn, sản xuất trên một đám rẫy nhiều năm mới bỏ hóa cũng khoảng trên dưới 10 năm mới trở lại canh tác tiếp.

Dân tộc Chu Ru: Khác với đa số các dân tộc khác, người Chu Ru có cuộc sống định canh định cư và làm ruộng lâu đời. Ngoài ruộng thì canh tác nương rẫy và làm vườn cũng được được người dân tộc này thực hiện. Các cây trồng trên rẫy như lúa, ngô, khoai, lạc, đậu...thường trồng xen với nhau.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của thực trạng sử dụng đất vùng Tây Nguyên đến quá trình hình thành và thoái hóa đất (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w