0
Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Cây hàng năm trên đất dốc

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÙNG TÂY NGUYÊN ĐẾN QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ THOÁI HÓA ĐẤT (Trang 32 -33 )

Loại hình này được sử dụng nhiều trên đất đỏ bazan. Đây là loại hình sử dụng đất luân canh cây trồng ở vùng Tây Nguyên với nhiều loại cây trồng như cây mía, khoai mì, đậu tương... Loại hình sử dụng đất này được phân bố ở các khu vực có chế độ tưới khó khăn. Năng suất cây trồng đạt được tuỳ theo chế độ tưới, địa hình, tập quán canh tác và mức độ đầu tư … Mức độ đầu tư phần lớn là đầu tư cho hoá chất trong nông nghiệp (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật), phân chuồng bón ít, chủ yếu là phân chuồng tự sản xuất và phân vô vơ. Nhìn chung, đây là loại hình sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế không cao.

Cây sắn: Sắn là một loại cây dễ trồng, nhất là đối với loại đất đỏ bazan ở

Tây Nguyên. Người dân trồng sắn ở đây hầu như chẳng cần bón một loại phân nào. Tính đến năm 2008 trên toàn vùng diện tích trồng sắn có 150,2 nghìn ha, tăng so với năm 2005 là 60,7 nghìn ha, tập trung nhiều nhất tại 2 tỉnh Gia Lai (61 nghìn ha) và Kon Tum (37,8 nghìn ha). Tuy nhiên, do đặc điểm diện tích che phủ mặt đất nhỏ tại những khu vực trồng sắn hiện tượng đất bị xói mòn và suy kiệt diễn ra với mức độ tăng dần theo thời gian canh tác. Đặc biệt tại những vùng đất thực hiện trồng sắn liên tục trong 5 năm chất lượng đất bị thay đổi mạnh khiến không thể thực hiện canh tác loại cây gì khác khiến đất bị bỏ hóa càng làm đẩy nhanh quá trình thoái hóa đất.

Ngô: Có thể trồng trên cả địa hình đồng bằng và trên đất dốc. Những loại

đất chủ yếu được trồng như: đất phù sa, đất vàng đỏ, đất xám...

Lúa nương: Là kiểu canh tác lúa trên các nương rẫy, đây là lối canh tác

truyền thống của của các dân tộc vùng. Nương được phát quang, mặt đất sau khi chuẩn bị thường trống trơn. Kiểu canh tác này chủ yếu phụ thuộc vào nguồn nước trời do vậy năng suất thường bấp bênh.

Nhìn chung, canh tác trên đất dốc là hình thức đã được áp dụng tại Tây nguyên từ lâu. Việc canh tác tạo điều kiện sản xuất lương thực tuy nhiên cũng

đã gây ra quá trình rửa trôi gây mất đất dẫn tới năng suất ngày càng giảm. Vì vậy trên những địa hình dốc việc áp dụng các biện pháp công trình như ruộng bậc thang, làm đất tối thiểu...có vai trò giữ đất quan trọng.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÙNG TÂY NGUYÊN ĐẾN QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ THOÁI HÓA ĐẤT (Trang 32 -33 )

×