III. Hiệu quả kinh tế
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Do nằm trong vùng nhiệt đới ẩm nên khí hậu vùng Tây Nguyên tương đối ôn hòa và mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên. Sự phân hóa địa hình làm cho khí hậu của vùng có sự phân hóa theo từng tiểu vùng khác nhau, lượng mưa nhiều và phân bố không đều theo mùa, dẫn đến quá trình xói mòn, rửa trôi diễn ra nhiều, làm suy giảm độ phì nhiêu.
Bên cạnh đó, trước tác động của biến đổi khí hậu, quá trình hoang mạc hóa và sa mạc hóa ngày càng hiện hữu tại vùng Tây Nguyên, thể hiện qua lượng mưa và độ ẩm không khí giảm, nhiệt độ tăng cao so với những năm trước cũng là nguyên nhân làm cho đất trong vùng có nguy cơ bị thoái hóa. Tác động mạnh đến quá trình feralit, quá trình rửa trôi - tích tụ sét, quá trình glây diễn ra làm cho đất bị chai cứng, mất chất dinh dưỡng, nhiều kết von không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
Quá trình canh tác, bón phân, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật không đúng kỹ thuật… đã làm cho đất bị suy thoái nghiêm trọng.
Việc phát triển kinh tế - xã hội mà chưa tính đến yếu tố môi trường đã làm cho môi trường đất tại vùng Tây Nguyên bị tác động mạnh mẽ, đất đai bị khai thác quá mức đã làm đất bị khô hạn, suy giảm chất dinh dưỡng.
II. KIẾN NGHỊ
Đối với vùng Tây Nguyên, duy trì và phát triển tài nguyên rừng có ý nghĩa sống còn trong sản xuất nông nghiệp, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ vững nguồn nước, hạn chế đến mức thấp nhất thiên tai lũ lụt và sa mạc hóa. Vì vậy cần có kế hoạch đồng bộ, các chính sách hợp lý của Trung ương và địa phương, sự phối hợp chặt chẽ giữa nhiều ngành kinh tế nông - lâm nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, du lịch trong việc bảo vệ khoang nuôi rừng tự nhiên, tăng cường trồng rừng, khuyến khích người dân tham gia quản lý và bảo vệ rừng.
Môi trường đất được cải thiện hay bị phá hủy một phần do chính tác động của con người. Do đó khi khai thác sử dụng đất phải gắn với bảo vệ môi trường. Sử dụng đất cho sản xuất nông nghiệp phải gắn với đất đai, cây trồng với các yếu tố khác của môi trường như nước, khí hậu trong một chu trình khép kín để hạn chế đến mức thấp nhất do thiên tai gây ra. Bố trí cây trồng phải đảm bảo đất nào cây ấy để tránh suy thoái đất do cây trồng không đúng đất và sử dụng các biện pháp kỹ thuật không hợp lý.
MỤC LỤC