Có 553.875 ha, phân bố trên các loại đất đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng, đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất nâu vàng trên đá vôi, đất đỏ vàng trên đá phiến sét và biến chất, đất đỏ vàng trên đá macma axit, đất nâu thẫm trên sản phẩm đá bọt và bazan, ... Đất có thành phần cơ giới trung bình đến nhẹ, đất tơi xốp, thoát nước tốt, tầng đất không quá mỏng. Nhiệt độ cao, khô không ngập lụt nên cần tưới nước hoặc mưa nhiều và có địa hình bằng phẳng (độ dốc nhỏ hơn 150). Loại hình sử dụng đất này tập trung chủ yếu ở các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk.
Đây là loại hình sử dụng đất áp dụng chủ yếu cho các khu vực giáp ranh các khu đô thị hoặc giao thông thuận tiện gần với thị trường tiêu thụ. Để áp dụng loại hình sử dụng đất này đòi hỏi người nông dân phải đầu tư khá cao, đặc biệt là chi phí cho hóa chất trong nông nghiệp (phân vô cơ, thuốc trừ sâu…) do cây rau đòi hỏi trình độ thâm canh cao. Việc lựa chọn các loại cây trồng luân canh trồng rau cũng rất quan trọng để trồng rau có hiệu quả, giảm được sâu bệnh. Nhiều khu vực trồng rau do chạy theo thị trường đã áp dụng nhiều biện pháp canh tác cây rau không hiệu quả gây ô nhiễm môi trường, thoái hóa đất và giảm chất lượng rau như: sử dụng phân chưa hoai mục, bón quá nhiều phân đạm, phun nhiều thuốc trừ sâu... Trồng rau gặp nhiều khó khăn trong một vài năm sau đó do tồn dư nguồn sâu bệnh, độ phì giảm vì vậy cần tăng cường bón phân hữu cơ và luân canh hợp lý để giảm sâu bệnh.
Ngoài ra còn có thị trường về hoa, lượng tiêu thụ sản phẩm không nhỏ trên thị trường, tiêu biểu hoa đà lạt (tỉnh Lâm Đồng) lượng tiêu thụ đã đem lại lợi nhuận không nhỏ cho những chủ vườn hoa, không chỉ bán chạy trên thị trường trong nước mà còn xuất khẩu lượng lớn ra thị trường nước ngoài. Để đạt được điều này họ đã đầu tư lượng không nhỏ về vốn và lao dộng, áp dụng những tiến bộ khoa học vào trong sản xuất.
Cây màu thường được trồng trên những loại đất có thành phần cơ giới nhẹ như cát pha thịt, thịt nhẹ, thịt trung bình nơi có địa hình tương đối bằng phẳng với độ dốc <80. Hiện nay, những cây màu chủ yếu đang được trồng như khoai lang, lạc...Với những cây họ đậu ngoài tác dụng tạo ra nguồn thu nhập thì vai trò cải tạo đất cũng rất quan trọng
Trong hệ cây hàng năm khác tại Tây Nguyên thì hoa và rau là những cây trồng có sự phát triển mạnh nhất đặc biệt tại Lâm Đồng. Sản xuất rau, hoa tại nhiều nơi đã có những mô hình theo hướng hiện đại. Tuy nhiên tại phần lớn các
khu vực sản xuất thì vấn đề sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tràn lan đã làm giảm đáng kể các thiên địch của sâu hại, ôi nhiễm môi trường và sức khỏe.
Cây mía: Điều kiện thích hợp để trồng mía là các loại đất pha cát, đất
xám…trên dạng địa hình thoát nước, khí hậu nhiệt đới, nóng. Với yêu cầu như vậy, cây mía thực sự phù hợp với đặc điểm của vùng Tây Nguyên. Một số vùng trồng mía tập trung với diện tích lớn như An Khê, KrongPa (Gia Lai), Lắk (Đắk Lắk)…
Ảnh hưởng của canh tác mía đến thoái hóa đất có liên quan đến việc xói mòn, rửa trôi đất. Trong thời kỳ đặt hom do đất chưa có tán che phủ nên nguy cơ mất đất khi có mưa là rất lớn làm thành phần cơ giới đất ngày càng nhẹ, suy giảm hàm lượng chất dinh dưỡng.