Sau khi nuôi cấy ở nhiệt độ và thời gian thích hợp, đếm số lượng khuẩn lạc mọc trong mỗi đĩa Petri, để từ đó tính số lượng tế bào trong 1 g đất.
* Cách đếm:
Đếm số khuẩn lạc bằng cách úp sấp đĩa Petri, trên mặt đáy phía ngoài của đĩa, dùng bút viết kính đánh dấu các khuẩn lạc đã được đếm. Nếu số lượng khuẩn lạc nhiều, dùng bút chia mặt đáy thành các phần và đếm số khuẩn lạc trong từng phần sau đó cộng lại.
Không đếm các đĩa khuẩn lạc mọc quá dày không thể đếm được hoặc các đĩa bị nhiễm ảnh hưởng đến sự phát triển của xạ khuẩn.
* Cách tính kết quả:
Theo lý thuyết: 1 khuẩn lạc được hình thành từ 1 tế bào. Tuy nhiên trên thực tế khó có thể xác định được chính xác là một khuẩn lạc có thể được hình thành từ 1 hay nhiều tế bào. Vì vậy để tính tổng số tế bào có trong 1 đơn vị thể tích, người ta thường dùng thuật ngữ “đơn vị hình thành khuẩn lạc trong 1 đơn vị thể tích” (CFU - Colony Forming Unit).
Như vậy từ số khuẩn lạc mọc trên đĩa thạch có thể suy ra số lượng tế bào (CFU) có trong 1 g đất theo công thức sau:
CFU/g = A x 1/K x 1/V
Trong đó:
A: Số lượng khuẩn lạc trung bình mọc trên các đĩa thạch có cùng độ pha loãng.
V: Thể tích dịch đất pha loãng được cấy gạt trên đĩa thạch.
22
K: Độ pha loãng của dịch đất được cấy trên thạch.
Số CFU/1 đĩa Petri được coi là tốt để tính tổng số CFU/1 g đất nếu khi cấy 0,1 ml dịch đất pha loãng trên môi trường đếm được từ 30 - 300 khuẩn lạc/1 đĩa.