0
Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Hoạt tính kháng sinh của xạ khuẩn phân bố theo nhóm màu

Một phần của tài liệu TUYỂN CHỌN VÀ NGHIÊN CỨU HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA MỘT SỐ CHỦNG XẠ KHUẨN PHÂN LẬP Ở NÚI PHÁO - ĐẠI TỪ - THÁI NGUYÊN (Trang 36 -37 )

Để nghiên cứu và tuyển chọn ra các chủng xạ khuẩn có hoạt tính kháng sinh cao, trước hết, chúng tôi kiểm tra sơ bộ hoạt tính của 70 chủng xạ khuẩn phân lập được bằng phương pháp thỏi thạch. Kết quả có 43 chủng trong tổng số 70 chủng có hoạt tính kháng sinh, chiếm tỷ lệ 61,4%. Đồng thời số lượng và tỷ lệ các chủng có hoạt tính cũng có sự sai khác giữa các nhóm màu (bảng 3.3 và hình 3.3)

Bảng 3.3. HTKS của xạ khuẩn theo nhóm màu

STT Nhóm màu Số chủng phân lập được Xạ khuẩn có HTKS Số lượng Tỷ lệ (%) Tỷ lệ chủng có HTKS so với tổng số (%) 1 Xám (Grey) 29 16 37,2 22,9 2 Trắng (White) 23 18 41,9 25,7 3 Xanh (Blue) 10 2 4,7 2,9 4 Nâu (Brown) 5 5 11,6 7,1 5 Hồng (Pink) 2 1 2,3 1,4 6 Vàng (Yellow) 1 1 2,3 1,4 Tổng cộng 70 43 100 61,4

So sánh với kết quả đã công bố trước [16, 18], kết quả của chúng tôi cho thấy tỷ lệ xạ khuẩn có hoạt tính kháng sinh là tương đối cao. Điều này đã chứng tỏ, số lượng xạ khuẩn có khả năng sinh chất kháng sinh ở đất Thái

28

Nguyên là rất lớn. Đặc biệt, đất ở khu vực núi Pháo, tỷ lệ xạ khuẩn sinh kháng sinh có phần còn cao hơn so với đất ở một số khu vực khác của Thái Nguyên [6, 18]. Kết quả này cho thấy, sự hình thành chất kháng sinh của xạ khuẩn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố của môi trường, không phải chỉ phụ thuộc vào nguồn dinh dưỡng. Đây cũng là đặc điểm chung cho quá trình sinh tổng hợp các sản phẩm bậc 2, trong đó có chất kháng sinh.

Tỷ lệ các chủng xạ khuẩn có hoạt tính kháng sinh cũng khác nhau giữa các nhóm màu. Trong số các chủng có hoạt tính, hai nhóm màu xám và trắng, xạ khuẩn phân bố nhiều nhất đồng thời cũng có tỷ lệ chủng có hoạt tính kháng sinh cao nhất. Tuy nhiên, nhóm màu trắng mặc dù có số lượng chủng ít hơn so với nhóm màu xám, nhưng tỷ lệ chủng có hoạt tính kháng sinh lại cao hơn (chiếm 41,9%), tiếp theo mới là nhóm màu xám (chiếm 37,2%). Các nhóm màu còn lại có tỷ lệ rất thấp.

Hình 3.3. Tỷ lệ các chủng XK có HTKS phân theo nhóm màu

Tuy nhiên, nếu xét riêng từng nhóm màu, các nhóm màu nâu, vàng và hồng, mặc dù xạ khuẩn phân bố rất ít nhưng tỷ lệ chủng có hoạt tính lại rất cao. Đáng chú ý là nhóm màu nâu, chỉ có 5 chủng nhưng tất cả các chủng đều có hoạt tính. Đây là kết quả rất đáng phải quan tâm.

Một phần của tài liệu TUYỂN CHỌN VÀ NGHIÊN CỨU HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA MỘT SỐ CHỦNG XẠ KHUẨN PHÂN LẬP Ở NÚI PHÁO - ĐẠI TỪ - THÁI NGUYÊN (Trang 36 -37 )

×