Từ 70 chủng xạ khuẩn phân lập được, chúng tôi nhận thấy màu sắc hệ khuẩn ty rất đa dạng. Theo Shirling và Gottlieb [38], có 6 nhóm màu xuất hiện với số lượng và tỷ lệ khác nhau, được thể hiện trên bảng 3.2, các hình 3.1 và 3.2.
Bảng 3.2. Số lượng và sự phân bố của xạ khuẩn theo nhóm màu
STT Nhóm màu Số lượng chủngphân lập được Tỷ lệ (%)
1 Xám (Grey) 29 41,4 2 Trắng (White) 23 32,9 3 Xanh (Blue) 10 14,3 4 Nâu (Brown) 5 7,1 5 Hồng (Pink) 2 2,9 6 Vàng (Yellow) 1 1,4 Tổng 70 100
Kết quả trên bảng 3.2 cho thấy như thường lệ, xạ khuẩn thuộc 2 nhóm màu xám và trắng vẫn chiếm ưu thế. Tỷ lệ xạ khuẩn thuộc nhóm xám chiếm
26
41,4%, tiếp đó là nhóm trắng chiếm 32,9%, các nhóm màu còn lại chiếm tỷ lệ rất thấp.
Kết quả của chúng tôi phù hợp với các kết quả đã nghiên cứu trước, khi phân lập xạ khuẩn cũng nhận thấy nhóm màu xám là chiếm ưu thế [9,21]. Tuy nhiên, cũng theo kết quả của một số tác giả khác [6,26] lại nhận thấy xạ khuẩn thuộc nhóm màu trắng chiếm ưu thế hơn, sau đó mới đến nhóm màu xám và các nhóm màu khác. Như vậy, theo nhiều kết quả nghiên cứu, không thể tìm ra một quy luật chung cho sự phân bố của xạ khuẩn theo nhóm màu. Nhưng các kết quả nghiên cứu phân lập xạ khuẩn ở nhiều địa điểm khác nhau trong nước đều nhận thấy là xạ khuẩn thuộc 2 nhóm màu xám và trắng luôn có tần xuất xuất hiện cao hơn so với các nhóm màu khác.
Sự khác biệt về màu sắc của hệ khuẩn ty có thể do nhiều nguyên nhân như: điều kiện tự nhiên: khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm, tính chất của đất, chất dinh dưỡng, pH,… Chính vì vậy, trước đây, màu sắc hệ khuẩn ty xạ khuẩn được coi là những chỉ tiêu cơ bản để phân loại xạ khuẩn, nhưng do xạ khuẩn có tính biến dị cao nên các đặc điểm hình thái, tính chất nuôi cấy thường không ổn định, rất dễ bị thay đổi, trong đó có đặc điểm về màu sắc hệ khuẩn ty. Vì vậy, các đặc điểm về hình thái và tính chất nuôi cấy thường có giá trị thấp về mặt phân loại.
27
Hình 3.1. Tỷ lệ các chủng xạ khuẩn phân theo nhóm màu
Hình 3.2. Một số chủng xạ khuẩn đã thuần khiết