Mô hình tổ chức thị trờng chứngkhoán Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư nước ngoài qua thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 35 - 40)

II. Tổng quan về thị trờng chứngkhoán Việt Nam

2.Mô hình tổ chức thị trờng chứngkhoán Việt Nam

- Quan điểm, mục tiêu cơ bản của TTCK Việt Nam

Quan điểm về Thị trờng chứng khoán của Việt Nam là phải phục vụ cho chính sách phát triển kinh tế của Việt Nam - phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trờng, có sự quản lý của Nhà nớc theo định h- ớng XHCN, đồng thời TTCK Việt Nam cũng phải tuân thủ theo các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế về TTCK, đợc thế giới công nhận và tham gia. TTCK phải thúc đẩy công cuộc "chứng khoán hoá vốn kinh doanh" của nền kinh tế, huy động vốn đầu t trong nớc và nớc ngoài. TTCK Việt Nam phải đặt dới sự kiểm soát của Nhà nớc.

Xuất phát từ quan điểm trên mà TTCK Việt Nam có nhiều điểm khác biệt so với TTCK các nớc khác.

- Ngời quản lý, sở hữu Thị trờng Chứng khoán Việt Nam

TTCK Việt Nam hoạt động dựa trên một cơ chế là: Có một cơ quan của Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nớc về TTCK, thống nhất việc ban hành các

văn bản pháp luật và giám sát hoạt động của TTCK. Sở giao dịch có thẩm quyền

quy chế hoá hoạt động của Sở trên cơ sở luật pháp chung và sự phê chuẩn của cơ quan Chính phủ.

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nớc là cơ quan duy nhất thực hiện việc tổ chức và quản lý Nhà nớc về Chứng khoán và TTCK. Tất nhiên cơ quan này nằm dới sự quản lý của Chính phủ để Nhà nớc có thể kiểm tra hoạt động và định hớng phát triển cho TTCK nhng nhìn chung UBCKNN gần nh có toàn quyền thực hiện quản lý Nhà nớc về TTCK.

Sở hữu TTCK Việt Nam hay cụ thể là sở hữu Sở giao dịch chứng khoán thuộc về Nhà nớc (theo mô hình của Trung Quốc). Do nền kinh tế Việt Nam đang ở giai đoạn chuyển đổi, thị trờng chứng khoán mới đi vào hoạt động cần có sự kiểm tra giám sát chặt chẽ của chính phủ để tránh có thể đổ vỡ ( nh trờng hợp của Hàn Quốc), TTCK nớc ta lại là TTCK của một nớc XHCN nên cần có sự kiểm soát của chính phủ để định hớng phát triển thị trờng.

Theo Nghị định 48/1998/NĐ-CP, Việt Nam qui định “Sở GD Việt Nam là

một tổ chức tài chính đặc biệt thuộc sở hữu Nhà nớc, do Nhà nớc thành lập, trực tiếp quản lý và điều hành”. Tuy nhiên, hoạt động giao dịch mua bán tại SGD do các CTCK thành viên thực hiện. Giá chứng khoán do thị trờng quyết định, hình thành qua quan hệ cung cầu, Nhà nớc không độc quyền can thiệp. Các CTCK là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn do Nhà nớc cấp giấy phép hoạt động. Nếu sau một thời gian mà SGD hoạt động tốt thì Nhà nớc sẽ đa dạng hoá quyền sở hữu SGD cho các CTCK thành viên. Và rồi đến một lúc nào đó, Nhà nớc sẽ rút lui khỏi vị trí là ngời tham gia sở hữu SGD, trao toàn bộ quyền sở hữu SGD cho các CTCK thành viên, Nhà nớc chỉ đứng vị trí là

- Hệ thống pháp lý về CK và TTCK

Giống nh Trung Quốc hiện chúng ta cha có luật về CK và TTCK. Văn bản pháp lý có giá trị cao nhất điều tiết hoạt động này hiện nay là Nghị định số 48/1998 NĐ-CP ngày 11/7/1998 của Chính phủ về CK và TTCK. Phạm vi điều chỉnh của Nghị định này giới hạn trong quy định việc phát hành chứng khoán ra công chúng, giao dịch CK và các dịch vụ liên quan đến CK và TTCK trên lãnh thổ nớc CHXHCN Việt Nam. Trong tơng lai, chúng ta cần thiết phải xây dựng luật về CK và TTCK.

Dới nghị định này còn có một loạt các văn bản hớng dẫn thi hành nh và các văn bản khác quy định cụ thể về những vấn đề liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán nh các qui định về các hành vi bị cấm trong kinh doanh, quy định sử phạt vi phạm trên TTCK,...

Ngoài ra còn có các văn bản pháp luật khác liên quan đến sự phát triển TTCK nh Luật doanh nghiệp (trớc đây là luật Công ty), hệ thống các văn bản điều tiết hoạt động CPH DNNN,...

- Hệ thống giao dịch

Thị trờng chứng khoán Việt Nam chỉ mới đi vào hoạt động đợc hơn 3 năm, còn đang trong giai đoạn xây dựng nên tổ chức vẫn cha hoàn thiện đầy đủ, chúng ta vẫn phải tiếp tục xây dựng dần dần. Theo Uỷ ban Chứng khoán Nhà n- ớc, tổ chức của TTCK Việt Nam và các định chế tài chính liên quan sẽ đợc xây dựng theo mô hình thể hiện ở sơ đồ sau.

Mô hình tổ chức TTTCK tập trung Việt Nam và các định chế tài chính liên quan ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước Sở Giao Dịch Chứng Khoán Công ty Chứng Khoán Trung tâm Phân tích Chứng khoán Trung tâm Lưu ký CK & Thanh toán Bù trừ Công ty Kiểm Toán Ngân hàng & Công ty Tài Chính Quỹ bảo hiểm Quỹ x ã hội Chính phủ & Chính quyền

địa nghiệpDoanh Quỹ đầu tư Nhà đầu tư nước Công chúng

+ Sở giao dịch chứng khoán

Trong giai đoạn đầu phát triển TTCK, Việt Nam cha tổ chức ngay SGDCK mà sẽ phát triển SGDCK từ các Trung tâm giao dịch Chứng khoán.

Hiện nay chúng ta đã xây dựng đợc hai Trung tâm giao dịch chứng khoán, một là TTGDCK Tp. Hồ Chí Minh (khai trơng vào tháng 7/2000) nơi giao dịch cổ phiếu của các doanh nghiệp lớn đợc niêm yết chính thức, trái phiếu Nhà nớc, trái phiếu các ngân hàng, hai là TTGDCK Hà Nội (vừa đợc thành lập giữa năm nay) là nơi giao dịch cho cổ phiếu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đến khi TTCK đạt đến một mức độ phát triển nhất định chúng ta sẽ xây dựng một SGDCK với hai sàn giao dịch trong cả nớc.

Trung tâm giao dịch chứng khoán của chúng ta hiện nay khác với một Sở giao dịch chứng khoán hoàn chỉnh, nó vừa là TTCK sơ cấp (thị trờng phát hành) vừa là TTCK thứ cấp (thị trờng mua đi bán lại), các công cụ giao dịch tại TTGDCK của ta rất đơn giản, đơn thuần chỉ là cổ phiếu, trái phiếu thông thờng. UBCKNN cha cho phép giao dịch hợp đồng quyền lựa chọn, hợp đồng tơng lai, bán khống hoặc mua bảo chứng nh ở các SGDCK hoàn thiện khác.

TTCK đều không cho phép thành viên là các Công ty chứng khoán nớc ngoài nhằm giảm thiểu rủi ro cho thị trờng. Tuy nhiên, do rất cần kỹ thuật công nghệ chứng khoán của thế giới trong hoạt động của TTCK cũng nh của Công ty CK, chúng ta vẫn chấp nhận cho phép các Công ty CK nớc ngoài liên doanh với Công ty CK Việt Nam làm thành viên. Song cho đến nay vẫn cha có thành viên nào thuộc dạng này.

Một Công ty CK thành viên đợc phép thực hiện một hoặc một số loại hình kinh doanh gồm:

- Môi giới. - Tự doanh.

- Bảo lãnh phát hành. - Quản lý danh mục đầu t. - T vấn đầu t CK.

+Phơng thức giao dịch

Mặc dù trong giai đoạn đầu hoạt động của TTCK còn đơn giản, chứng khoán cha nhiều (cả về số lợng và chủng loại), số lợng công ty môi giới ít nhng trình độ phát triển công nghệ tin học ở nớc ta cũng khá cao do đó chúng ta tổ chức hệ thống giao dịch đợc vi tính hoá luôn, bỏ qua giai đoạn thủ công (bảng và phấn viết tay) nh nhiều nớc trớc kia trải qua trớc khi vi tính hoá. TTGDCK của chúng ta có sàn giao dịch tập trung các nhà môi giới thành viên; giao dịch thông qua hệ thống máy tính nối mạng tại sàn giao dịch, có hệ thống mạng vi tính giữa máy của ngời giao dịch tại sàn với máy của Công ty của họ ở bên ngoài sàn và thực hiện phơng thức phối kết lệnh theo tập hợp lệnh đặt hàng (order driven).

+ Hệ thống thanh toán bù trừ và lu ký chứng khoán.

Hệ thống thanh toán cho các giao dịch CK của Việt Nam hiện nay cha đ- ợc thành lập thành một trung tâm mà mới chỉ dừng ở mức phòng thanh toán bù trừ trực thuộc TTGDCK. Hiện chúng ta có một phòng này ở thành phố Hồ Chí Minh. Sau này khi TTGDCK thứ hai đợc mở ở Hà Nội thì đã có thêm một phòng nữa. Trong tơng lai, khi hai TTGDCK phát triển thành một SGD tập (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trung của cả nớc chúng ta sẽ có Trung tâm thanh toán, bù trừ CK chuyên trách về lĩnh vực này và là thống nhất trong cả nớc.

Ngày thanh toán hiện nay của Phòng lu ký và thanh toán bù trừ ban đầu la T + 4, từ đầu tháng 1/2002, Trung tâm Giao dịch chứng khoán Tp.HCM đã rút ngắn thời hạn thanh toán xuống còn T+3. Hiện nay chúng ta đã có 5 ngân hàng lu ký (2 ngân hàng trong nớc, 3 ngân hàng nớc ngoài) và 11 Công ty Chứng khoán đợc cấp giấy phép thực hiện dịch vụ lu ký, và có một ngân hàng chỉ định thanh toán (Ngân hàng Đầu t & Phát triển Việt Nam).

- Thị trờng phi tập trung OTC (over - the - counter)

Hiện nay Việt Nam cha xây dựng đợc một thị trờng OTC để thực hiện các giao dịch ngoài sàn. Trong tơng lai Việt Nam sẽ có các biện pháp cần thiết chuẩn bị về khung pháp lý cũng nh cơ sở vật chất kỹ thuật cho thị trờng này. Theo chiến lợc phát triển TTCK của Việt Nam, thì chúng ta sẽ nâng cấp Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội và chuẩn bị điều kiện để sau năm 2010 đa TTGDCK Hà Nội trở thành thị trờng phi tập trung (OTC).

Kinh nghiệm của các nớc trong khu vực cũng cho thấy hầu nh không nớc nào phát triển thị trờng OTC cùng lúc với TTCK tập trung. ở Hàn Quốc TTCK tập trung chính thức ra đời năm 1956; sau đó 31 năm (1987) thị trờng OTC mới đi vào hoạt động. Thái Lan cũng sau 20 năm (1975-1995) mới cho ra đời thị tr- ờng OTC. Cho nên chúng ta trong giai đoạn đầu chỉ tập trung nguồn lực cho phát triển thị trờng chính thức là hoàn toàn đúng đắn.

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư nước ngoài qua thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 35 - 40)