Lịch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng Tư vấn tại Công ty Cổ Phần chứng khoán Rồng Việt chi nhánh Hà Nội (Trang 42 - 44)

Chi nhánh Hà Nộ

2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VIET DRAGON SECURITIES CORPORATION, gọi tắt là VDSC) được thành lập theo Giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán số 32/UBCK-GPĐKKD do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày 21/12/2006 và giấy phép điều chỉnh số 32/UBCK-GP ngày 15/08/2007. Với mức vốn điều lệ hiện tại là 330 tỷ đồng, VDSC được phép thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ kinh doanh bao gồm: môi giới chứng khoán, lưu ký chứng khoán, tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán và tự doanh. VDSC chính thức khai trương hoạt động từ ngày 26/04/2007 với mong muốn sẽ đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của thị trường chứng khoán Việt Nam. Để mở rộng thị trường ra phía Bắc, chi nhánh Hà Nội đã được khai trương và đi vào hoạt động từ ngày 18/02/2008.

Là CTCK được thành lập bởi các cổ đông sáng lập là các tổ chức kinh tế, tài chính và các chuyên gia có uy tín trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng, Công ty cổ phần Chứng khoán Rồng Việt có các điều kiện thuận lợi về năng lực tài chính, nhân lực, uy tín và kinh nghiệm trên thị trường tài chính để có thể phát triển nhanh, ổn định và bền vững.

Với mục tiêu xây dựng VDSC trở thành CTCK theo mô hình ngân hàng đầu tư hàng đầu Việt Nam, VDSC luôn nỗ lực để cung cấp những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tốt nhất cho khách hàng, tạo ra giá trị cao nhất cho các cổ đông và người lao động của Công ty, góp phần vào sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam, đồng thời chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng và xã hội trong quá trình phát triển đất nước. VDSC lấy “trung thực, chuyên nghiệp, sáng tạo và hiệu quả” là tôn chỉ hoạt động trên nền tảng triết lý kinh doanh “Sáng tạo không ngừng trước các cơ hội kinh doanh”.

Trong thời gian qua, những yếu tố khách quan và chủ quan của nền kinh tế toàn cầu và nền kinh tế Việt Nam đã tác động trực tiếp đến thị trường chứng khoán nói riêng và thị trường tài chính Việt nam nói chung, gây nên những sự thay đổi đặc biệt từ trạng thái này sang trạng thái khác chỉ trong một thời gian ngắn. Nếu như năm 2007 là một năm thành công của các CTCK nói chung và hoạt động tư vấn nói riêng, thì năm 2008 lại là một năm thất bại của tất cả các CTCK. Nguyên nhân chính là do sự suy giảm của thị trường khiến cho rất nhiều nhà đầu tư thoái lui, các doanh nghiệp găp nhiều khó khăn khi huy động vốn trong khi các công ty chứng khoan vẫn tăng không ngừng. Hoạt động tư vấn, tự doanh, bảo lãnh của các CTCK dường như đóng băng, doanh thu không phủ hết chi phí hoạt động dẫn đến sự thua lỗ kéo dài, nhiều CTCK đã không còn giữ nghiệp vụ bão lãnh và tự doanh.

Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của các CTCK, doanh thu về mọi mặt đều bị giảm mạnh, trong đó bao gồm cả doanh thu tư vấn, bao gồm tư vấn đầu tư và tư vấn tài chính.

Thị truờng khó khăn lại càng khiến những CTCK nhỏ lâm vào tình trạng khó khăn, nhà đầu tư và các doanh nghiệp luôn muốn “chọn mặt gửi vàng”, lựa chọn những CTCK có uy tín nhất để tư vấn cho mình, mà hiện tại thì hoạt động bán ra dường như vẫn là xu hướng chủ đạo trên thị trường chứng khoán, nguồn cung không ngừng tăng lên, còn cầu lại giảm mạnh khiến cho thị trường liên tục suy giảm. Các nhà đầu từ cũ lần lượt tìm cách rút lui để giảm thiểu thiệt hại về vốn, nhà đầu tư mới vẫn đứng ngoài cuộc chơi, các doanh nghiệp gần như không có khả năng huy động vốn qua thị trường chứng khoán. Do vậy, khi các công ty lớn đã chiếm hầu hết thị phần khách hàng (khoảng 85%), các công ty còn lại chia nhau nốt 15% còn lại thì việc duy trì hoạt động của công ty nói chung và hoạt động tư vấn nói riêng ở thời điểm hiện tại là rất khó khăn.

Những khó khăn được dự báo trước cho năm 2009 sẽ ảnh hưởng đến hoạt động tư vấn cũng như các hoạt động tự doanh, bảo lãnh trong thời gian tới. Tình

hình kinh tế Việt Nam 2008 không mấy khả quan, tốc độ tăng trưởng kinh tế đã phải điều chỉnh giảm xuống 7%. Những diễn biến bất ổn của thị trường hàng hóa, tài chính tiền tệ, thị trường chứng khoán... đã gây khó khăn rất lớn cho doanh nghiệp ở cả đầu vào và đầu ra của sản phẩm. Dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2009 khoảng từ 6,5% - 7,5%, thấp hơn mục tiêu đề ra (7,5% - 8%) tuy nhiên cũng khó mà hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch này. Theo đánh giá thì những hệ lụy của năm 2008 sẽ thể hiện rõ dần trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh quý IV của doanh nghiệp, và thể hiện rõ hoàn toàn trong năm 2009. Năm 2010 thị trường chứng khoán mới có khả năng phục hồi, dự báo năm 2009 là năm khó khăn hơn nữa cho thị trường chứng khoán nói chung và cho các doanh nghiệp nói riêng, sẽ có nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ và bị thâu tóm hoặc phải phá sản. Hoạt động tư vấn theo đó cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng Tư vấn tại Công ty Cổ Phần chứng khoán Rồng Việt chi nhánh Hà Nội (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w