Lập biểu động đường lên và thích ứng đường truyền

Một phần của tài liệu Quản lý tài nguyên vô tuyến trong LTE (Trang 63)

Có một vài điểm khác biệt giữa các bộ lập biểu gói đường xuống và đường lên. Các khác biệt chính được liệt kê dưới đây.

1. eNodeB không có nhận thức đầy đủ về lượng dữ liệu được đệm tại UE.

2. Đường lên có nhiều khả năng bị hạn chế hơn đường xuống vì công suất UE thấp khi so với eNodeB. Điều này có nghĩa đặc biệt trong các triển khai ô macro, những người dùng không phải lúc nào cũng được cấp phát một băng thông phát cao để bổ sung cho các điều kiện SINR tồi.

3. Chỉ các khối tài nguyên vật lý kề nhau có thể được cấp phát tới một người dùng trong đường lên vì phát FDMA đơn sóng mang. Sự khác nhau căn bản giữa việc cấp phát PRB trong đường xuống và đường lên LTE xuất phát từ thiết kế kênh đường lên và được minh họa trong ví dụ hình 3.7. Ràng buộc đơn sóng mang trong đường lên LTE hạn chế cả phân tập tần số và đa người dùng.

tới TTI trong khoảng 15 – 20 dB biến nó trở thành môt nhiệm vụ khó khăn khi muốn đánh giá chính xác nhiễu đường lên tức thời. Do đó, ở đường lên LTE, điều chế và mã hóa thích ứng nhanh và FDPS theo kênh thường dựa trên thông tin trạng thái kênh về chính tuyến đường tín hiệu mong muốn thay vì mức nhiễu tức thời.

5. Một grant đường lên được phát trên PDCCH trong TTI n được chuyển sang phát trong TTI n + 4. Độ trễ 4 ms này là vì thời gian xử lý và mã hóa PDCCH tại UE và biểu diễn một giới hạn xa hơn cho thích ứng đường truyền và lập biểu gói theo kênh trong đường lên.

Hình 3.7: Ví dụ minh họa ràng buộc đơn sóng mang đối với lập biểu gói miền tần số trong đường lên

Khái quát các chức năng RRM đường lên và những ảnh hưởng lẫn nhau của chúng được đưa ra trong hình 3.8. Vì đối với đường lên, cả điều chế và mã hóa thích ứng nhanh và bộ lập biểu gói miền tần số đều dựa trên thông tin trạng thái kênh lựa chọn tần số (CSI). Thông tin trạng thái kênh đường lên được ước lượng dựa trên SRS được phát bởi UE. Cốt lõi của chức năng RRM đường lên đó là tương tác giữa bộ lập biểu gói, bao gồm băng thông phát thích ứng (ATB) nhanh, và đơn vị thích ứng đường truyền (LA), đơn vị này bao gồm điều khiển công suất (PC), điều chế và mã hóa thích ứng và thích ứng đường truyền vòng ngoài (OLLA). Các báo cáo trạng thái bộ đệm và các yêu cầu lập biểu cũng là một phần của đầu vào của bộ lập biểu đường lên.

Tương tác giữa bộ lập biểu gói động đường lên với điều chế và mã hóa thích ứng – Chức năng điều chế và mã hóa thích ứng chịu trách nhiệm cung cấp thông tin

cho bộ lập biểu gói về trạng thái kênh của một người dùng nào đó tương ứng với một băng thông phát cụ thể. Theo nghĩa này, chức năng điều chế và mã hóa thích ứng là liên kết bộ lập biểu gói đường lên với bộ quản lý thông tin trạng thái kênh, bộ quản lý này thu thập thông tin trạng thái kênh đường lên dựa trên việc phát SRS trên đường

hợp nhất một khi bộ lập biểu gói đường lên đã cấp phát băng tần đường lên cụ thể cho UE tương ứng.

Hình 3.8 Phối hợp làm việc giữa lập biểu gói, đơn vị thích ứng đường truyền và các chức năng RRM đường lên khác.

Tương tác giữa bộ lập biểu gói và điều khiển công suất – Mục đích chính của

điều khiển công suất trong đường lên LTE là hạn chế nhiễu liên ô trong khi vẫn chú ý đến các yêu cầu SINR tối thiểu dựa trên các ràng buộc QoS, tải ô và các khả năng công suất UE. Công suất phát đường lên được thiết lập ở UE dựa trên công thức chuẩn hóa (2.1).

Nói chung điều khiển công suất đường lên xác định vùng SINR trung bình một người dùng được hoạt động tại đó, tương tự với hệ số G (Hệ số hình học) ở đường xuống. Vì UE thực hiện thang đo công suất phụ thuộc vào công suất phát được cấp, bộ lập biểu gói cần có thông tin về mật độ phổ công suất phát UE cho nên băng thông phát được cấp không làm cho các khả năng công suất UE bị vượt quá. Vì vậy, các báo cáo headroom công suất đã được chuẩn hóa cho đường lên LTE, xem chi tiết trong phần 3.2.3.1.

mã hóa thích ứng – Như đã được chỉ ra, chức năng điều chế và mã hóa thích ứng thực

hiện hai nhiệm vụ chính: (i) cung cấp kết nối giữa bộ lập biểu gói và bộ quản lý thông tin trạng thái kênh, (ii) lựa chọn MCS thích hợp nhất để được dùng cho phát trên băng đường lên được lựa chọn bởi bộ lập biểu gói đường lên. Để hoàn thành các nhiệm vụ này, chức năng điều chế và mã hóa thích ứng cần ánh xạ thông tin trạng thái kênh từ bộ quản lý thông tin trạng thái kênh sang SINR và/hoặc MCS. Chức năng này tương tự ở đường xuống; mục đích chính của OLLA là bù các lỗi đối xứng trong thông tin trạng thái kênh tại đầu ra bộ quản lý thông tin trạng thái kênh cho nên bộ lập biểu gói và điều chế mã hóa thích ứng có thể thực hiện chính xác.

Một phần của tài liệu Quản lý tài nguyên vô tuyến trong LTE (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w