Điều khiển công suất đường xuống

Một phần của tài liệu Quản lý tài nguyên vô tuyến trong LTE (Trang 48)

Không giống điều khiển công suất đường lên, điều khiển công suất đường xuống không có hồi tiếp rõ ràng từ các UE để điều khiển công suất phát ở eNodeB. Các mức công suất cho các kênh điều khiển dành riêng như PDDCH và PHICH có thể được xác định dựa trên hồi tiếp chất lượng kênh đường xuống từ các UE. Hồi tiếp chất lượng kênh đường xuống được cung cấp bởi các UE để hỗ trợ lập biểu phụ thuộc kênh trên đường xuống. Do đó, điều khiển công suất phát đường xuống về cơ bản là một kỹ thuật cấp phát công suất hơn là một kỹ thuật điều khiển công suất. Vì việc phát các kênh điều khiển được trải rộng trên toàn bộ băng thông, thông tin chất lượng kênh băng rộng được dùng để xác định các mức công suất cho các kênh điều khiển này. Nên lưu ý rằng có nhiều định dạng hồi tiếp chất lượng kênh được hỗ trợ và chất lượng kênh băng rộng luôn luôn được biểu diễn trong tất cả các định dạng hồi tiếp để cho phép điều khiển công suất cho các kênh điều khiển đường xuống.

nguyên (EPRE) trước khi chèn tiền tố quay vòng (CP). EPRE cũng biểu thị năng lượng trung bình được tính trên tất cả các điểm chòm sao đối với kỹ thuật điều chế được áp dụng. eNodeB xác định năng lượng phát đường xuống trên mỗi phần tử tài nguyên. Một UE có thể thừa nhận ký hiệu tham chiếu đường xuống EPRE là hằng số trong suốt băng thông hệ thống đường xuống và trong tất cả các khung con đến khi nào nhận được thông tin công suất tín hiệu tham chiếu khác.

Công suất tại eNodeB phải có những hạn chế để cho phép sự phối hợp nhiễu liên ô (ICIC) và cân bằng tải. Nhiễu từ một ô lân cận phụ thuộc vào công suất phát của ô lân cận. Nếu không có ICIC, mật độ phổ công suất phát chủ yếu không đổi trên toàn bộ băng thông hệ thống. Tuy nhiên trong trường hợp ICIC, công suất phát tăng lên ở các phần tần số nhất định trong khi giảm đi ở các phần khác. Lưu ý rằng toàn bộ công suất phát eNodeB cố định. Do đó, nếu mật độ phổ công suất tăng trên một phần băng thông, thì phần còn lại sẽ ít đi. Mục đích của các hạn chế công suất là để phối hợp nhiễu giữa các ô trong miền tần số để tăng thông lượng tại các biên ô. Cụ thể, các ô lân cận có lẽ tốt nhất là lập biểu cho các người dùng ở các tập hợp các khối tài nguyên riêng biệt để tránh nhiễu giao thoa lẫn nhau.

Việc phát tới những người dùng được định vị tại biên ô yêu cầu công suất phát lớn hơn phát tới những người dùng ở trung tâm. Do đó, phát tới những người dùng tại biên ô cũng gây ra nhiều nhiễu hơn tới các ô lân cận và cũng dễ xảy ra việc nhiễu từ các ô lân cận tăng lên. Việc phát tới những người dùng tại trung tâm ô với công suất giảm đi cũng làm giảm nhiễu tới các ô bên cạnh ở các khối tài nguyên vật lý cho những người dùng này.

Một phần của tài liệu Quản lý tài nguyên vô tuyến trong LTE (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w