Tổng quan về các giải thuật điều khiển tài nguyên vô tuyến trong LTE

Một phần của tài liệu Quản lý tài nguyên vô tuyến trong LTE (Trang 38)

Hình 2.3 chỉ ra một cái nhìn tổng quan về chồng giao thức mặt phẳng điều khiển và mặt phẳng người sử dụng tại eNodeB, cũng như ánh xạ tương ứng các giải thuật chính liên quan đến RRM theo các lớp khác nhau. Họ các giải thuật RRM tại eNodeB khai thác các chức năng khác nhau từ lớp 1 đến lớp 3 được minh họa trong hình 2.3. Các chức năng RRM tại lớp 3, như quản lý QoS, điều khiển thu nạp, và lập biểu bán liên tục được đặc tả như các kỹ thuật gần động, vì chúng chủ yếu được thực hiện trong quá trình thiết lập các luồng dữ liệu mới. Các thuật toán RRM tại lớp 1 và lớp 2, như quản lý yêu cầu phát lại tự động lai ghép (HARQ), lập biểu gói động, và thích ứng đường truyền là các chức năng mang tính động cao với các hoạt động mới được kiểm soát mỗi khoảng thời gian truyền dẫn (TTI) là 1ms. Các chức năng RRM này do đó được đặc tả là các kỹ thuật mang tính động nhanh.

Hình 2.3 Khái quát kiến trúc giao thức mặt phẳng điều khiẻn và mặt phẳng người sử dụng, và ánh xạ các chức năng RRM chủ yếu tới các lớp khác nhau.

PHY = Lớp vật lý; MAC = Điều khiển truy nhập môi trường; RLC = Điều khiển liên kết vô tuyến; PDCP = Giao thức hội tụ dữ liệu gói; PDCCH = Kênh điều khiển đường xuống vật lý.

Quản lý chỉ số chất lượng kênh (CQI) tại lớp 1 xử lý các báo cáo CQI nhận được (đường xuống) và các tín hiệu tham chiếu thăm dò (SRS) (đường lên) từ những người sử dụng đang hoạt động trong ô. Mỗi báo cáo CQI nhận được và SRS được sử dụng bởi eNodeB cho các quyết định lập biểu và cho mục đích thích ứng đường truyền trong đường xuống và đường lên. Chương này trình bày các chức năng RRM lớp 1 và lớp 3, các chức năng lớp 2 được trình bày trong chương 3.

không được xác định trong 3GPP – các giải thuật này có thể phụ thuộc vào các nhà cung cấp và các nhà khai thác.

Một phần của tài liệu Quản lý tài nguyên vô tuyến trong LTE (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w