Tổ chức Thương mại thế giới – WTO (World Trade Organization)

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh và năng lực tài chính đối với khu vực kinh tế nhà nước ở nước ta hiện nay trong xu thế hội nhập kinh tế.pdf (Trang 25 - 27)

Organization)

Tổ chức thương mại thế giới (WTO) là tổ chức quốc tế tồn cầu duy nhất đưa ra được các quy tắc về thương mại giữa các quốc gia. Mặc dù chính thức thành lập từ 1/1/1995, hệ thống thương mại này đã được hình thành cách đĩ nửa thế kỷ. Tiền thân của Tổ chức Thương mại thế giới là Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch GATT (General Agreement on Tariffs and Trade) ra đời năm 1948 đã đặt nền mĩng về các nguyên tắc cơ bản và quy định sơ khai về thương mại quốc tế :

- Là một hệ thống quy định quốc tế chung điều tiết mọi hoạt động thương mại của các nước tham gia ký kết.

- Là diễn đàn thương lượng đa phương lớn nhất để thảo luận việc từng bước tự do hố thương mại quốc tế về hàng hĩa, dịch vụ.

- Là một cơ quan quốc tế để chính phủ các nước giải quyết các tranh chấp trong phạm vi các nước thành viên.

* Những nguyên tắc của GATT : - Nguyên tắc cĩ đi cĩ lại.

- Nguyên tắc cơng khai và cạnh tranh lành mạnh : yêu cầu các nước thành viên khơng được tăng và từng bước giảm hàng rào thuế quan, thừa nhận quyền đánh thuế chống phá giá và chống trợ cấp xuất khẩu.

- Nguyên tắc khước từ một số nghĩa vụ của GATT : cho phép mỗi thành viên cĩ quyền áp dụng biện pháp cấp thiết như hạn chế nhập khẩu hoặc

đình chỉ những nhượng bộ về quan thuế để bảo vệ ngành cơng nghiệp trong nước đang bị thương tổn hoặc do khĩ khăn về cán cân thanh tốn.

- Nguyên tắc ưu tiên cho hàng hĩa của các nước đang phát triển.

Nếu GATT chỉ tập trung vào lĩnh vực thương mại hàng hĩa thì WTO đã mở rộng giới hạn sang cả lĩnh vực thương mại, dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ và đặc biệt đã thiết lập cơ chế xử lý tranh chấp thương mại để bảo đảm rằng các quy tắc của WTO được thực hiện.

* Những chức năng cơ bản của WTO :

Mục đích bao trùm của WTO là làm cho thương mại hoạt động thơng suốt, tự do, cơng bằng và tiên đốn được. Để đạt được mục đích đĩ WTO cĩ những chức năng cơ bản sau :

- Quản lý các hiệp định thương mại thuộc hệ thống WTO. - Là diễn đàn đàm phán thương mại.

- Giải quyết các tranh chấp thương mại.

- Giám sát các chính sách thương mại của quốc gia thành viên. - Hỗ trợ các nước đang phát triển về chính sách thương mại. - Hợp tác vơi các tổ chức quốc tế khác.

* Nguyên tắc hoạt động của WTO :

- Nguyên tắc thứ nhất : khơng phân biệt đối xử.

+ Mỗi thành viên sẽ dành cho sản phẩm của một thành viên khác đối xử khơng kém ưu đãi hơn đối xử mà thành viên đĩ dành cho sản phẩm của một nước thứ ba ( đãi ngộ tối huệ quốc - MFN - Most Favored Nation).

+ Mỗi thành viên sẽ khơng dành cho sản phẩm của cơng dân nước mình đối xử ưu đãi hơn so với sản phẩm của người nước ngồi ( đãi ngộ quốc gia - NT - National Treatment).

- Nguyên tắc thứ hai : thương mại phải ngày càng được tự do hơn thơng qua đàm phán. Các rào cản thương mại phải ngày càng được loại bỏ, cho phép các nhà sản xuất hoạch định chiến lược kinh doanh dài hạn cĩ thời gian điều chỉnh, nâng cao sức cạnh tranh hoặc chuyển đổi cơ cấu. Mức độ cắt giảm các hàng rào bảo hộ được thỏa thuận thơng qua các cuộc đàm phán song phương và đa phương.

- Nguyên tắc thứ ba : dễ dự đốn. Các cơng ty, các nhà đầu tư và chính phủ nước ngồi cĩ thể vững tin chắc rằng các rào cản thương mại (gồm rào cản quan thuế, phi quan thuế và các rào cản khác) sẽ khơng được dựng lên tùy tiện, ngày càng cĩ thêm những cam kết về mặt pháp lý trong việc giảm thuế suất và

- Nguyên tắc thứ tư : tạo ra mơi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng. Hạn chế tác động tiêu cực của các biện pháp cạnh tranh khơng bình đẳng như bán phá giá, trợ cấp hay dành các đặc quyền cho một số doanh nghiệp nhất định.

- Nguyên tắc thứ năm : dành cho các thành viên đang phát triển một số ưu đãi. Dành cho các nước chậm phát triển nhiều thời gian hơn để điều chỉnh, tính linh hoạt cao hơn và những ưu đãi đặc biệt.

* Để cĩ thể gia nhập vào WTO, mỗi quốc gia cần thỏa mãn ba điều

kiện sau :

- Điều kiện thứ nhất : là một quốc gia cĩ nền kinh tế thị trường, dù đang phát triển theo bất kỳ mơ hình nào.

- Điều kiện thứ hai : Phải sẵn sàng và cĩ khả năng đáp ứng các nghĩa vụ là thành viên :

+ Cơng khai về chế độ buơn bán quốc tế.

+ Xĩa bỏ phân biệt đối xử, các hạn chế về số lượng và các hình thức bảo hộ khơng phù hợp với thỏa thuận chung của WTO.

+ Phải sẵn sàng chấp nhận những nhân nhượng về thuế quan khi cần thiết, khơng được đưa ra những luật lệ hoặc thủ tục hành chính khơng phù hợp quy định.

+ Từng bước làm cho hệ thống luật phù hợp với quy định chung. - Điều kiện thứ ba : phải được sự tán thành thơng qua bỏ phiếu của 2/3 số thành viên. Sau khi đơn đệ trình được chấp thuận và trả lời câu hỏi chất vấn thành cơng, chủ tịch ủy ban xét duyệt sẽ triệu tập cuộc họp để tiếp tục trả lời câu hỏi để minh bạch hố các chính sách. Nếu đạt yêu cầu thì đàm phán về cắt giảm thuế quan sẽ được tiến hành. Cuối cùng là bỏ phiếu tán thành.

Tính đến nay, WTO đã cĩ 148 nước thành viên chính thức và 30 nước quan sát viên đang xin gia nhập. (Nguồn : Bộ Tài chính).

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh và năng lực tài chính đối với khu vực kinh tế nhà nước ở nước ta hiện nay trong xu thế hội nhập kinh tế.pdf (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)