Dự báo các tác động lên môi trường

Một phần của tài liệu khảo sát hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở quận bình tân và đề xuất giải pháp tái sử dụng chất thải sinh hoạt để sản xuất phân compost (Trang 90 - 92)

6. Ý nghĩa thực tiễn

3.1.3Dự báo các tác động lên môi trường

Với khối lượng rác thải phát sinh như dự báo cộng với lượng rác thải chưa được thu gom triệt để (hiện nay chỉ thu gom được khoảng 85% khối lượng rác của toàn Quận). Chúng ta cần có các biện pháp quản lí khả thi, để hạn chế những ảnh hưởng không tốt của CTRSH lên môi trường mói chung và sức khỏe con người nói riêng.

Mặc dù các phường cố gắng trong công tác quản lí và các ‘tổ thu gom rác dân lập’ đã cố trong việc thu gom rác thải nhưng những bất cập vẫn còn tồn tại, ít nhiều ảnh hưởng tới đời sống sộng đồngvà môi trường xung quanh. Do vậy, với khối lượng rác thải đã dự báo thì trong tương lai thì chúng cũng có những tác động trực tiếp đến môi trường và sức khỏe con người. Do đó, để hạn chế tối đa những hậu quả xảy ra đối với môi trường thì chúng ta cần phải có những dự báo tác động đến môi trường dựa trên cơ sở khối lượng rác đã được dự báo.

3.1.3.1 Dự báo tác động đến môi trường đất

Thành phần chủ yếu trong rác thải là chất hữu cơ nên chúng sẽ bị phân hủy trong môi trừơng đất trong điều kiện yếm khí và hiếu khí, sản phẩm cuối cùng của quá trình này là H2O, CO2, CH4,… gây độc cho môi trừơng. Với một khối lượng vừa phải thì khả năng làm sạch của môi trừơng đất sẽ làm cho rác thải không ô nhiễm nhưng với khối lựơng vượt quá khả năng tự làm sạch của đất thì trong tương lai, nếu chúng ta không có biện pháp quản lí thích hợp thì môi trường sẽ mất đi khả năng tự làm sạch của mình và bị rác làm ô nhiễm. Ô nhiễm này cùng với những ô nhễm các kim loại nặng, các chất độc trong rác thải theo nước chảy xuống đất làm ô nhiễm mạch nước

ngầm. Đây là vấn đề cần phải quan tâm vì nước ngầm bị ô nhiễm thì rất khó xử lí và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con ngừơi nếu dùng nguồn nước này để phục vụ cho nhu cầu ăn uống, sinh hoạt.

3.1.3.2 Dự báo tác động lên môi trường nước

Rác thải ảnh hưởng rất lớn đến môi trường nước đặt biệt là nguồn nước mặt. Nếu chưa có biện pháp phân loại rác tại nguồn thì khối lượng rác là chất hữu cơ chiếm đa số như hiện nay chúng sẽ rất dễ phân hủy trong nước. Phần nổi trên mặt nước sẽ có các quá trình khoáng hóa tạo nên các sản phẩm trung gian sau đó sản phẩm cuối cùng là chất khoáng vá nước. Phần chìm trong nước sẽ phân hủy yếm khí có thể lên men tạo ra chất trung gian và sau đó sản phẩm cuối cùng là CH4, H2S, H2O, CO2,… Các chất trung gian này đều gây ra mùi hôi và thừơng gây độc. Bên cạnh đó các loại vi trùng, siêu vi trùng làm tác nhân gây bệnh đồng hành với việc làm ô nhiễm nguồn nước. Sự ô nhiễm này trước hết làm hủy hoại hệ sinh thái nước ngọt sau đó gây bệnh cho con người.

3.1.3.3 Dự báo tác động đến môi trường không khí

CTRSH thường có một số chất có thể bay hơi và mang theo mùi nhưng cũng có chất có thể phát tán vào không khí gây ô nhiễm trực tiếp. Ngoài ra, cũng có loại trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp (tốt nhất là 350C, độ ẩm 70 - 80%) sẽ có quá trình biến đổi nhờ hoạt động của vi sinh vật và kết quả của quá trình là làm ô nhiễm không khí.

Các đống rác nhất là rác thực phẩm, nông phẩm không được xử lí kịp thời và đúng kĩ thuật sẽ bốc mùi hôi thối. Như vậy rác sinh ra các khí gồm : NH3, CO2, H2, H2S, NH2, CO, CH4. Trong đó, CO2 và CH4 sinh ra trong quá trình phân hủy kị khí, quá trình này kéo dài cho tới 18 tháng mới dừng hẳn. Hầu hết khí sinh ra trong rác thải chủ

yếu là CO2 và CH4 (chiếm 90%) các khí này bay vào khí quyển có thể gây nguy hiểm cho sinh vật, hiệu ứng nhà kính.

3.1.3.4 Dự báo tác động tới sức khỏe cộng đồng

Con người và môi trường luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau. Nếu môi trường không trong sạch thì sức khỏe con ngừơi cũng bị ảnh hưởng. Với số lượng dân cư ngày càng đông và thành phần phức tạp. Về tổng quan thì Q.BT có bộ mặt môi trường và tình hình sức khỏe cộng đồng không đồng đều. Những hành động vức rác bừa bãi như xác chết động vật các chất thải hữu cơ có thể truyền bệnh qua các vật trung gian.

Ô nhiễm không khí do rác sinh hoạt tác động vào con người và động vật thông qua đường hô hấp, chúng gây một số bệnh như: viêm phổi, viêm họng,… một số chất kích thích đối với bệnh ho, hen suyễn,…nếu như tiếp xúc quá nhiều với rác thải công nhân vệ sinh dễ mắc các bệnh ngoài da. Ngoài ra, rác cũng gây những hiện tượng mất vệ sinh và mỹ quan đô thị, do sự thiếu ý thức của người dân vứt rác bừa bãi, nhất là ở các điểm hẹn rất khó quản lí.

Một phần của tài liệu khảo sát hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở quận bình tân và đề xuất giải pháp tái sử dụng chất thải sinh hoạt để sản xuất phân compost (Trang 90 - 92)