Hiện trạng chất thải rắn và công tác quản lí chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Bình

Một phần của tài liệu khảo sát hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở quận bình tân và đề xuất giải pháp tái sử dụng chất thải sinh hoạt để sản xuất phân compost (Trang 54 - 55)

6. Ý nghĩa thực tiễn

2.2 Hiện trạng chất thải rắn và công tác quản lí chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Bình

Theo nội dung quy hoạch của Quận, đã được thành phố phê duyệt, từ nay đến năm 2020, quận Bình Tân sẽ phát triển theo hai hướng phía Đông và phía Tây quốc lộ 1A. Khu vực phía Đông quốc lộ 1A tiếp giáp với các Quận 6, 8, Tân Phú; hướng phát triển chủ yếu là cải tạo, chỉnh trang, tận dụng quỹ đất trống để xen cài, bổ sung hạ tầng kỹ thuật. Khu vực phía Tây giáp huyện Bình Chánh sẽ hình thành khu đô thị mới hoàn chỉnh. Cũng theo quy hoạch, quận Bình Tân có diện tích gần 5.200ha, dân số đến năm 2020 khoảng 550.000 người. Trong đó chỉ tiêu nhà ở bình quân khoảng 15 m2/người.

Khu trung tâm quận sẽ có diện tích khoảng 20 ha, khu trung tâm và dân cư các phường có quy mô 20 - 25 ha. Hình thành Khu y tế kỹ thuật cao 47 ha ở phường Bình Trị Đông. Trung tâm hành chính quận sẽ triển khai xây dựng tại Khu Trung tâm thương mại dịch vụ ở phường Tân Tạo A.

2.2 Hiện trạng chất thải rắn và công tác quản lí chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Bình Tân Quận Bình Tân

Hiện nay hệ thống thu gom rác đã được triển khai tới hầu hết các khu dân cư nhưng khối lượng rác sinh hoạt thu gom không triệt để, chỉ khoảng 80-85%. Người dân chưa quen với lối sống mới nên tuy có người thu gom rác nhưng vẫn còn hiện tượng chôn, đổ rác trong vườn rồi đốt. Một số thì đổ ra kênh rạch, ao hồ gần nhà khiến nguồn nước và môi trường chung quanh bị ô nhiễm. Như con Kênh 19-5 chạy dài từ quận Tân

Phú sang quận Bình Tân, hai bên bờ kênh chợ búa, hàng quán và các cơ sở sản xuất nhỏ cũng thi nhau mọc lên và hoạt động tấp nập. Nhiều người dân vô tư thả rác xuống kênh, luôn bốc mùi không thể ngửi được.

Việc kiểm soát và thống kê rác sinh hoạt trên địa bàn quận Bình Tân gặp nhiều khó khăn do dân cư trên địa bàn phần lớn là dân nhập cư và có xu hướng ngày càng tăng. Bên cạnh đó diện tích đất trống trên địa bàn quận lớn, việc ý thức về môi trường còn chưa cao nên người dân vứt rác bừa bãi vào các phần đất hoang.

Ngoài ra, hàng ngày trên địa bàn Quận còn thải ra khối lượng rác rất lớn từ các xí nghiệp sản xuất, các công trình xây dựng, bến xe, chợ, trường học, bệnh viện,…Hầu hết, các đơn vị sản xuất có quy mô nhỏ và vừa, lượng phát sinh chất thải công nghiệp ít, các đơn vị có chức năng thu gom chất thải công nghiệp không ký hợp đồng thu gom. Vì vậy, dẫn đến hiện trạng các đơn vị sản xuất để lẫn rác công nghiệp vào rác sinh hoạt, được các tổ rác dân lập thu gom, vận chuyển đến điểm hẹn.

Hiện nay, chất thải rắn có xu hướng ngày càng tăng là do quận Bình Tân tập trung nhiều khu công nghiệp và các cơ sở sản xuất dân sẽ tập trung về đây để làm việc.

Một phần của tài liệu khảo sát hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở quận bình tân và đề xuất giải pháp tái sử dụng chất thải sinh hoạt để sản xuất phân compost (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)