Tác hại của chất thải rắn đến môi trường nước

Một phần của tài liệu khảo sát hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở quận bình tân và đề xuất giải pháp tái sử dụng chất thải sinh hoạt để sản xuất phân compost (Trang 39 - 40)

6. Ý nghĩa thực tiễn

1.3.1 Tác hại của chất thải rắn đến môi trường nước

Chất thải rắn, đặc biệt là chất hữu cơ chứa nước sẽ bị phân hủy nhanh chóng. Tại các bãi rác, nước có trong rác sẽ tách ra kết hợp với nguồn nước khác như: nước mưa, nước ngầm, nứơc mặn, hình thành nước rò rỉ. Nước rò rỉ di chuyển trong bãi rác sẽ làm tăng khả năng phân hủy sinh học trong rác cũng như trong quá trình vận chuyển chất ô nhiễm ra môi trừơng xung quanh.

cao (COD: từ 3.000 – 45.000 mg/l; N-NH3: từ 10-800 mg/l; BOD5: từ 2000-30.000 mg/l; TOC ( Carbon hữu cơ tổng hợp): 1.500-20.000 mg/l; Phosphorus tổng cộng: từ 1-70 mg/l,… và lượng lớn các vi sinh vật.

Nếu nước thải có chứa kim loại nặng, kim loại nặng trong giai đoạn lên men acid sẽ cao hơn so với giai đoạn lên men metan. Các hợp chất hidroxit vòng thơm, acid humic và acid fulvic có thể tạo thành phức với Fe, Pb, Cu, Cd, Mn, Zn,… Hoạt động của các vi khuẩn kị khí khử sắt có hóa trị 3 thành sắt có hóa trị 2 sẽ kéo theo sự hòa tan của các kim loại như Ni, Pb, Cd,Zn. Vì vậy, khi kiểm soát chất lượng nước ngầm trong khu vực bãi rác phải kiểm tra xác định nồng độ kim loại nặng trong thành phần nước ngầm.

Ngoài ra, nước rò rỉ có chứa các thành phần hợp chất hữu cơ độc hại như: chất hữu cơ bị halogen hóa, các hidrocarbon đa vòng thơm,… chúng có thể gây đột biến gen, gây ung thư. Các chất này nếu như thấm vào tầng nước ngầm hay nước mặt sẽ xâm nhập vào chuỗi thức ăn, gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho sức khỏe, sinh mạng của con người hiện tại và cho thế hệ mai sau.

Một phần của tài liệu khảo sát hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở quận bình tân và đề xuất giải pháp tái sử dụng chất thải sinh hoạt để sản xuất phân compost (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)