6. Ý nghĩa thực tiễn
2.2.1 Nguồn gốc phát sinh và khối lượng chất thải rắn sinh hoạt Quận Bình Tân
2.2.1.1 Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
Rác hộ dân: phát sinh từ các hộ dân, các biệt thự, các căn hộ chung cư. Thành phần rác thải này bao gồm thực phẩm, giấy, carton, plastis, gỗ, thủy tinh, can thiết, các kim loại khác, đồ gia dụng, rác vườn,…Ngoài ra, rác hộ dân có chứa một phần các chất độc hại.
Rác quét đường: phát sinh từ hoạt động vệ sinh đường phố, khu vui chơi giải trí và làm đẹp cảnh quan. Nguồn rác này do người đi đường và các hộ dân sống dọc hai bênh đường xã bừa bãi. Thành phần chúng có thể gồm các loại sau: cành cây và lá cây,
Rác khu thương mại: phát sinh từ các hoạt động buôn bán của các cửa hàng bách hóa, nhà hàng, siêu thị, khách sạn, văn phòng giao dịch, cửa hàng sửa chữa,… Các loại chất thải từ khu thương mại bao gồm: giấy, carton, plastic, gỗ, thực phẩm, thủy tinh, kim loại, đồ điện gia dụng,…Ngoài ra, rác khu thương mại có thể chứa một phần chất thải độc hại.
Rác cơ quan, công sở: phát sinh từ các cơ quan xí nghiệp, trường học, văn phòng làm việc. Thành phần rác thải này giống như khu thương mại.
Rác chợ: phát sinh từ các hoạt động mua bán ở chợ. Thành phần chủ yếu là rác hữu cơ bao gồm: rau, củ, quả thừa và vật hư hỏng.
Rác xà bần: từ các công trình xây dựng: phát sinh từ các hoạt động xây dựng và tháo dỡ các công trình, đường giao thông. Các loại chất thải bao gồm: betông, gỗ, thép, gạch, thạch cao, bụi,…
Rác bệnh viện: bao gồm rác sinh hoạt và rác y tế phát sinh từ các hoạt động khám bệnh, điều trị bệnh và nuôi bệnh trong các bệnh viện và cơ sở y tế. Riêng rác y tế có thành phức phần phức tạp gồm các loại bệnh phẩm, kim tiêm, chai lọ chứa thuốc, các loại thuốc quá hạn sử dụng,…có khả năng lây nhiễm và gây hại đối với sức khỏe cộng đồng nên phải được phân loại và tổ chức thu gom, vận chuyển và xử lí riêng.
Rác công nghiệp: phát sinh từ hoạt động sản xuất của các xí nghiệp, nhà máy sản xuất công nghiệp (sản xuất vật liệu xây dựng, nhà máy hóa chất, các nhà máy chế biến thực phẩm,…) thành phần của chúng bao gồm: vật liệu phế thải không độc hại và các chất thải độc hại. Phần rác thải không độc hại có thể bỏ chung với rác thải hộ dân. Đối với rác thải công nghiệp độc hại phải được quản lí và xử lí riêng.
2.2.1.2 Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt
Với dân số năm 2009 là 575.568 người (bao gồm khách du lịch lưu trú trên địa bàn trong năm)., lượng rác sinh hoạt của Quận là 368,4 tấn/ngày đêm (134.466 tấn/năm) từ
đó ta tính được tốc độ phát sinh rác thải bình quân đầu người khoảng 0,64kg. Ngoài ra trên địa bàn quận còn có một số lượng lớn lượng rác xà bần sinh ra chưa được thu gom.
Bảng 2.1 Khối lượng rác quét đường từ tháng 10/2010 – 04/2011
STT Tháng Khối lượng rác (tấn/tháng)
Khối lượng quét (m2/tháng) 1 10/2010 182.37 21,531,980 2 11/2010 160.39 20,437,400 3 12/2010 156.64 21,177,030 4 01/2011 165.16 21,177,030 5 02/2011 153.91 17,761,380 6 03/2011 152.19 21,177,030 7 04/2011 144.69 20,493,900 8 7 tháng (T10 – T4) 1,115.35 144,155,750
(Nguồn: Phòng Tài nguyên Môi trường Q.BT)
Khối lượng rác sinh ra trên địa bàn Quận hiện nay vẫn rất cao và không có xu hướng giảm. Nguyên nhân của sự gia tăng khối lượng là do khoảng thời gian này là giai đoạn Quận phát triển mạnh nhất, nhanh nhất kể cả về kinh tế, xây dựng, phát triển đô thị hóa và sự biến động về dân số cơ học (với tốc độ 15% mỗi năm do nhu cầu về lao động của các khu công nghiệp, xí nghiệp đang hoạt động trên địa bàn Quận), tốc độ gia tăng tự nhiên là 1.5% mỗi năm. Tất cả lượng rác thải này sẽ được vận chuyển đến Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Đa Phước – xã Đa Phước, huyện Bình Chánh.
Biết được thành phần rác thải là rất quan trọng để có biện pháp xử lý hợp lý. Thành phần CTRSH rất đa dạng phức tạp bao gồm cả rác vô cơ lẫn hữu cơ bởi chưa có sự phân loại tại nguồn và thành phần này thay đổi theo vị trí địa lí, theo vùng dân cư, theo mức sống, thời gian trong ngày, trong mùa, trong năm. Gồm hơn 13 chủng loại mà trong đó nhiều nhất là giấy, sau đó đến thức phẩm, rác làm vườn…
Rác thải sinh hoạt có thành phần gần như đồng nhất ở các nơi với thành phần hữu cơ chiếm 60 – 90%.
Bảng 2.2 Thành phần và tính chất thường thấy của rác thải sinh hoạt
Thành phần
Tính chất
% Trọng lượng % Độ ẩm Trọng lượng riêng (Kg/m3)
KGT TB KGT TB KGT TB Thực phẩm 6-25 15 50-80 70 128-80 228 Giấy 25-45 40 4-10 6 32-128 81,6 Vải vụn 0-4 2 6-15 10 32-96 64 Cao su 0-2 0,5 1-4 2 96-192 128 Sản phẩm vườn 0-20 12 30-80 60 84-224 104 Gỗ 1-4 2 15-40 20 128-20 240 Thủy tinh 4-16 8 1-4 2 160-480 193,6 Kim loại màu 0-1 1 2-4 2 64-240 160 Kim loại đen 1-4 2 2-6 3 128-1120 320 Bụi, tro, gạch 0-10 4 6-12 8 320-960 480
Tham mưu Đề xuất
Phối hợp
TỔNG HỢP 10 15-40 20 180-420 300
(Nguồn: Solid waste, Engineering Principles and Management Issues, Tokyo, 1997
Chú thích: KGT – Khoảng giá trị; TB – Trung bình)
2.2.1.4 Sơ đồ quản chất thải rắn sinh hoạt Quận Bình Tân
Hình 2.2 Sơ đồ hành chánh quản lí chất thải rắn