Tính tin cậy (Reliability)

Một phần của tài liệu bài giảng môn phương pháp nghiên cứu của trường dhkttphcm.pdf (Trang 51 - 52)

c. Hợp lệ về khái niệm (Construct validity)

4.2 Tính tin cậy (Reliability)

Ta sẽ đạt được sự tin cậy của một đo lường khi nó cung cấp được các kết quả nhất quán. Tính tin cậy là điều kiện cần, nhưng không phải là điều kiện đủ cho tính hợp lệ. Tinh tin cậy là mức độ mà dữ liệu không bị thiên lệch hoặc sai số quá mức. Các công cụ tin cậy là chúng không bị các yếu tố tình huống gây nhiễu. Các công cụ phải chắc chắn, và làm việc tốt ở mọi thời gian dưới mọi điều kiện. Thời gian và điều kiện là là những yếu tố cơ bản để đánh giá tính tin cậy, thông qua các chỉ tiêu – tính ổn định, tính tương đương và mực độ nhất quán nội tại.

Tính ổn định (Stability)

Một đo lường được coi là có tính ổn định khi chúng ta có thể bảo đảm kết quả nhất quán khi lặp lại trên cùng một người với cùng một công cụ. Một quá trình quan sát coi là ổn định khi nó cho cùng kết quả trên cùng một người khi lặp lại một hay nhiều lần. Trong trường hợp điều tra phỏng vấn, ta khó đạt được tính bền vững của đo lường hơn so với nghiên cứu quan sát. Trong khi chúng ta quan sát lặp lại một vài hành động, chúng ta thường chỉ có thểđiều tra lại một lần. Một vài khó khăn có thể xảy ra và gây ra sự thiên lệch như:

- Thời gian giữa các lần đo lường quá lâu dẫn đến sự thay đổi về tình huống. - Thời gian giữa các lần đo lường quá ngắn làm cho người trả lời còn nhớ các

câu trả lời trước đây, và lặp lại, làm cho độ tin cậy bị thiên lệch đi.

- Người trả lời hiểu rõ mục tiêu thực của một nghiên cứu được ngụy trang có thể

gây ra thiên lệch nếu họ giữ riêng ý kiến liên quan tới mục tiêu nghiên cứu nhưng không được người nghiên cứu phát hiện.

Tính tương đương (Equivalence)

Vấn đề thứ hai ảnh hưởng đến tính tin cậy là liệu các điều tra viên khác nhau (trong nghiên cứu quan sát) hoặc các mẫu nghiên cứu khác nhau (trong các câu hỏi hoặc thang đo) có dẫn đến kết quả là sai số có khác nhau hay không. Vì vậy, tính tương

đương được quan tâm ở khía cạnh sự biến thiên giữa các điều tra viên hoặc các mẫu nghiên cứu khác nhau. Có một phương thức tốt có thể được áp dụng để kiểm tra tính tương đương về kết quả ghi nhận được của các người quan sát - điều tra viên khác nhau là so sánh điểm mà họ cho trên cùng một sư kiện.

Sự nhất quán nội tại (Internal Consistency)

Cách tiếp cận thứ ba để đánh giá tính tin cậy là áp dụng một công cụ kiểm tra sự nhất quán nội tại, hoặc là tính đồng nhất (homogeneity) giữa các hạng mục nghiên cứu. Có thể dùng kỹ thuật chia hai (split-half technique) như là một công cụ để đánh giá khi trong bảng câu hỏi phỏng vấn có nhiều câu hỏi hay phát biểu tương tự nhau mà người

được phỏng vấn có thể trả lời.

Các thực hiện là chia các hạng mục câu hỏi theo các số chẵn, lẻ hoặc chia làm hai phần một cách ngẫu nhiên. Khi xét sự tương quan giữa hai nửa này với nhau, nếu có tương quan chặt, thì ta có thể coi là kết quả nghiên cứu có tính tin cậy cao, theo ý nghĩa của tính nhất quán nội tại.

Một phần của tài liệu bài giảng môn phương pháp nghiên cứu của trường dhkttphcm.pdf (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)