Các kiểu thiết kế mẫu (Types of Sample Design)

Một phần của tài liệu bài giảng môn phương pháp nghiên cứu của trường dhkttphcm.pdf (Trang 69 - 72)

Chương 6 Phương pháp chọn mẫu và xác định cỡ mẫu Mục tiêu giảng dạy

1.3 Các kiểu thiết kế mẫu (Types of Sample Design)

Khi thiết kế mẫu (hay là chọn lựa các chọn mẫu), các nhà nghiên cứu phải trả lời nhiều vấn đề. (Hình 6.1). Quá trình ra quyết định chọn mẫu phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Có thể kếđến như bản chất của câu hỏi quản lý và các câu hỏi điều tra cụ thểđược rút ra từ các câu hỏi nghiên cứu. Ngoài ra, các yếu tố khác ảnh hưởng đến thiết kế mẫu còn là các yêu cầu của dự án nghiên cứu và mục tiêu của nó, mức độ rủi ro mà các nhà nghiên cứu chấp nhận, ngân sách nghiên cứu, quỹ thời gian, các nguồn lực có thể có và văn hóa.

Tính đại diện (Representation)

Các thành phần trong một mẫu được chọn ra theo một trong hai qui trình: xác suất hay phi xác suất.

Chọn mẫu phi xác suất (Nonprobability sampling) có tính chất là tùy ý và có mục tiêu. Khi chúng ta chọn mẫu có mục tiêu, chúng ta thường chọn mẫu theo một kế

hoạch định trước, và mỗi đơn vị nghiên cứu được rút ra từ dân số không có cơ hội

được chọn ngang bằng nhau.

Sự khác biệt căn bản giữa chọn mẫu phi xác suất và chọn mẫu xác suất là tính chất “ngẫu nhiên”. Chọn mẫu xác suất (Probability sampling) dựa trên các thành phần

được chọn với cơ hội lựa chọn cho trước khác không. Chọn mẫu xác suất cho phép chúng ta xác định được các ước lượng về mức chính xác, và cho chúng ta cơ hội để

tổng quát hóa các phát hiện cho các dân số nghiên cứu dựa trên dân số mẫu. Trong khi các nghiên cứu khám phá không đòi hỏi nhiều về việc này, nhưng các nghiên cứu giải thích, mô tả và nhân quả lại đòi hỏi điều này.

Hình 6.1 Thiết kế chọn mẫu trong phạm vi quá trình nghiên cứu

Thang bậc câu hỏi quản lý – câu hỏi nghiên cứu Chọn kiểu chọn mẫu Xác suất Phi xác suất Xác định dân số liên quan Chọn kỹ thuật lấy mẫu Xác định các khung mẫu hiện có Đánh giá khung mẫu Chọn khung mẫu Chỉnh sửa hoặc xây dựng lại khung mẫu Rút ra mẫu Chấp nhận Không chấp nhận

Bảng 6.1 Các kiểu thiết kế mẫu

Tính đại diện Chọn thành phần

Chọn mẫu xác suất Chọn mẫu phi xác suất

Không hạn chế Ngẫu nhiên đơn giản

(Simple Random) Thuận tiện (Convenience) Hạn chế Ngẫu nhiên phức tạp (Complex Random) Có mục đích (Purposive) •Hệ thống (Systematic) •Theo kinh nghiệm

(Judgment) •Theo nhóm (Clustering) •Hạn ngạch (Quota) •Phân tầng (Stratified) Quả cầu tuyết (Snowball)

Nhiều giai đoạn (Double)

Chọn thành phần

Các thành phần của mẫu được chọn theo từng cá thể và trực tiếp từ dân số. Cách chọn thành phần có hai loại cụ thể là không hạn chế và hạn chế. Chọn thành phần không hạn chế là cách thức mà các thành phần được rút ra theo từng cá thể từ dân số lớn. Cách chọn thành phần có hạn chế là các hình thức chọn mẫu còn lại (Hình 6.2).

2. CÁC BƯỚC THIẾT KẾ CHỌN MẪU

Khi lựa chọn cách chọn mẫu phù hợp nhất cho nghiên cứu, chúng ta phải trả lời một số

câu hỏi đặt ra. Các câu hỏi này cũng chính là các nguyên tắc, hay là các bước mà chúng ta phải theo. Mỗi một câu hỏi đòi hỏi một thông tin duy nhất.

Các câu hỏi đi theo một trình tự nhất định. Tuy nhiên, để trả lời tốt một câu hỏi, ta phải xem xét lại câu hỏi và câu trả lời trước đó.

1. Dân số mục tiêu là gì?

2. Các chỉ tiêu (parameters) cần quan tâm là gì? 3. Khung mẫu là gì ?

4. Phương pháp chọn mẫu phù hợp là gì? 5. Cần cỡ mẫu bao nhiêu?

Một phần của tài liệu bài giảng môn phương pháp nghiên cứu của trường dhkttphcm.pdf (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)