Cần cỡ mẫu bao nhiêu là vừa?

Một phần của tài liệu bài giảng môn phương pháp nghiên cứu của trường dhkttphcm.pdf (Trang 73 - 74)

Chương 6 Phương pháp chọn mẫu và xác định cỡ mẫu Mục tiêu giảng dạy

2.5 Cần cỡ mẫu bao nhiêu là vừa?

Cỡ mẫu chính là sốđơn vị nghiên cứu mà ta cần có trong một mẫu khi rút ra từ dân số

mục tiêu. Có nhiều quan niệm không chính xác về cỡ mẫu. Thứ nhất là một mẫu phải

đủ lớn, nếu không nó sẽ không đại diện cho dân số. Thứ hai là một mẫu phải tương

ứng với một tỷ lệ nào đó so với kích cỡ của dân số mà nó được rút ra. Trên thực tế, cả hai câu chuyện này đều không chính xác.

Với mẫu phi xác suất, các nhà nghiên cứu khẳng định là số lượng nhóm phụ, các nguyên tắc lựa chọn và hạn chế về ngân sách là các yếu tố quyết định cỡ mẫu. Với cách chọn mẫu xác suất, cỡ mẫu phụ thuộc vào sự biến thiên của các chỉ số thống kê của dân số và mức độ chính xác của kết quả mà ta muốn có.

Một số nguyên tắc ảnh hưởng đến việc xác định cỡ mẫu là:

- Độ chính xác mong muốn càng tăng thì cỡ mẫu phải càng lớn.

- Phạm vi sai số càng nhỏ thì cỡ mẫu phải càng lớn.

- Mức độ tin cậy của ước lượng càng cao thì cỡ mẫu càng phải lớn.

- Khi dân số có nhiều nhóm phụ, thì cỡ mẫu phải lớn để cỡ mẫu của từng nhóm phụ phải đạt yêu cầu tối thiểu

Các hạn chế về ngân sách cũng ảnh hưởng đến cỡ mẫu, cách chọn mẫu và phương pháp thu thập dữ liệu. Hầu hết các nghiên cứu đều bị giới hạn ngân sách, và điều này thúc đẩy các nhà nghiên cứu áp dụng các phương pháp chọn mẫu phi xác suất.

3. CHỌN MẪU XÁC SUẤT

Một phần của tài liệu bài giảng môn phương pháp nghiên cứu của trường dhkttphcm.pdf (Trang 73 - 74)