Chọn mẫu có mục đích (Purposive Sampling)

Một phần của tài liệu bài giảng môn phương pháp nghiên cứu của trường dhkttphcm.pdf (Trang 83 - 84)

- Các nhóm phụ được chọn lựa theo các tiêu chí liên quan đến các biến số nghiên

b. Chọn mẫu có mục đích (Purposive Sampling)

Chọn mẫu có mục đích là hình thức chọn mẫu phi xác suất mà nhà nghiên cứu muốn theo những tiêu chí nào đó. Có hai phương pháp chọn mẫu có mục đích là chọn mẫu theo kinh nghiệm (judgment sampling) và chọn mẫu theo hạn ngạch (quota sampling).

Chọn mẫu theo kinh nghiệm xảy ra khi nhà nghiên cứu chọn các đơn vị nghiên cứu theo các tiêu chuẩn nào đó. Phương pháp này phù hợp khi được sử dụng vào các giai

nhằm mục tiêu thanh lọc dữ liệu thì chọn mẫu theo kinh nghiệm cũng là một phương pháp tốt.

Ví dụ, một công ty chọn nhân viên của chính họ để đánh giá những sản phẩm mới trước khi đưa ra thị trường. Nếu thất bại, thì các sản phẩm này khó có triển vọng đưa vào thị trường. Một trường hợp khác, ví dụ ta muốn nghiên cứu về thị trường xe ô tô gia đình ở Việt Nam. Dĩ nhiên là chúng ta phải chọn các đối tượng nghiên cứu là người ở tầng lớp trung lưu trở lên, và phải là người có kinh nghiệm sử dụng xe ô tô gia

đình.

Chọn mẫu theo hạn ngạch là kiểu chọn mẫu có mục đích thứ hai. Chúng ta áp dụng

để cả thiện tính đại diện. Lý do chủ yếu là dân số có thể có vài chiều kích và chọn mẫu theo hạn ngạch có thể mô tảđược các chiều kích này.

Trong chọn mẫu hạn ngạch, nhà nghiên cứu phải chỉ ra nhiều hơn một hướng kiểm soát. Mỗi hướng phải thỏa mãn hai điều kiện: (1) có một phân phối trong dân số để

chúng ta có thể ước lượng và (2) thích hợp với chủ đề nghiên cứu. Để minh họa, ta quan sát các trường hợp sau:

Giới tính: hai nhóm thuộc tính – nam, nữ.

Trình độ học vấn: hai nhóm thuộc tính: đại học – trung học.

Khoa ngành: sáu nhóm thuộc tính – nghệ thuật và khoa học, nông nghiệp, kiến trúc, kinh doanh, công nghệ, khác.

Tôn giáo: bốn nhóm thuộc tính - Phất giáo, Thiên chúa giáo, Tin lành, khác. Thành viên hiệp hội: hai nhóm thuộc tính – thành viên, không phải thành viên. Tấng lớp kinh tế - xã hội: ba nhóm thuộc tính: giàu, trung bình, nghèo.

Tương tự như chọn mẫu phân tầng, chọn mẫu hạn ngạch có thể theo tỷ lệ hoặc không theo tỷ lệ.

Chọn mẫu hạn ngạch có vài hạn chế. Thứ nhất, không có gì bảo đảm mẫu sẽđại diện cho các biến cần nghiên cứu. Thứ hai, việc chọn lựa đơn vị nghiên cứu tùy thuộc vào

điều tra viên, và tùy thuộc vào kinh nghiệm của chính họ. Vì vậy, họ có thể chọn những người thân thiết, ban bè quen thuộc để dễ thực hiện công việc.

Tuy vậy, nhìn chung là chọn mẫu hạn ngạch có ít rủi ro về thiên lệch hệ thống, và thường thỏa mãn được các yêu cầu dựđoán nói chung.

Một phần của tài liệu bài giảng môn phương pháp nghiên cứu của trường dhkttphcm.pdf (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)