Định nghĩa và phân loại Nợ phải trả

Một phần của tài liệu Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao (Trang 85 - 86)

III. KẾ TOÁN CÁC YÊU TỐ CỦA BCTC

2.1.Định nghĩa và phân loại Nợ phải trả

2. Kế toán “Nợ phải trả”

2.1.Định nghĩa và phân loại Nợ phải trả

Nợ phải trả là một yếu tố của BCTC. Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua mà doanh nghiệp phải thanh toán từ

các nguồn lực của mình như mua hàng hoá chưa trả tiền, sử dụng dịch vụ chưa thanh

toán, vay nợ, cam kết bảo hành hàng hoá, cam kết nghĩa vụ hợp đồng, phải trả nhân viên, thuế phải nộp, phải trả khác.

Việc thanh toán các nghĩa vụ hiện tại có thểđược thực hiện bằng nhiều cách như:

Trả bằng tiền; Trả bằng tài sản khác; Cung cấp dịch vụ; Thay thế nghĩa vụ này bằng nghĩa vụ khác; Chuyển đổi nghĩa vụ Nợ phải trả thành vốn chủ sở hữu.

Nợ phải trả của doanh nghiệp phải được ghi nhận và trình bày trên BCTC gồm hai loại: Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.

Nợ ngắn hạn: Là khoản tiền mà doanh nghiệp có trách nhiệm trả trong vòng một

năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh bình thường. Nợ ngắn hạn gồm các khoản:

- Vay ngắn hạn;

- Khoản nợ dài hạn đến hạn trả;

- Các khoản tiền phải trảcho người bán, người cung cấp, người nhận thầu; - Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước;

- Tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng phải trảcho người lao động; - Các khoản chi phí phải trả;

- Các khoản nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn; - Các khoản phải trả ngắn hạn khác.

Nợ dài hạn: Là các khoản nợ mà thời gian trả nợ trên một năm.

86 - Vay dài hạn cho đầu tư phát triển; - Nợ dài hạn phải trả;

- Trái phiếu phát hành;

- Các khoản nhận ký quỹ, ký cược dài hạn; - Thuế thu nhập hoãn lại phải trả;

- Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm; - Dự phòng phải trả.

Một phần của tài liệu Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao (Trang 85 - 86)