V. MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
c) Các quyết định trong điều kiện sản xuất kinh doanh bị giới hạn
Trong thực tế hoạt động, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều mặt hàng có thể đứng trước một thực trạng là doanh nghiệp có giới hạn một số nhân tố nào đó như
số lượng nguyên vật liệu có thể cung cấp; số giờ công lao động, số giờ hoạt động của
máy móc thiết bị có thể khai thác; khả năng tiêu thụ thêm sản phẩm hàng hoá… Để khai
thác triệt để các yếu tố còn dôi dư này nhằm tối đa hoá lợi nhuận, các nhà quản trị doanh
nghiệp phải đứng trước sự lựa chọn: nên ưu tiên sản xuất cho loại sản phẩm nào, với thứ
tự ưu tiên ra sao để tận dụng hết năng lực hoạt động và mang lại lợi nhuận tăng thêm nhiều nhất. Điều này cũng có nghĩa là doanh nghiệp đứng trước sự lựa chọn quyết định kinh doanh trong điều kiện các nhân tố cần thiết cho sản xuất kinh doanh có giới hạn.
- Nếu chỉ có một nhân tố giới hạn:
Xác định: lãi trên biến phí tính trên một đơn vị nhân tố bị giới hạn = Lãi trên biến
phí (số dư đảm phí) đơn vị sản phẩm /số lượng đơn vị nhân tố giới hạn tính trên một sản
phẩm.
Trong đó: số lượngđơn vị nhân tố giới hạn tính trên một sản phẩm chính là thông tin về định mức lao động, định mức vật tư, định mức thời gian sử dụng máy máy móc,
thiết bị.
Lấy chỉ tiêu “lãi trên biến phí (số dư đảm phí) tính trên một đơn vị nhân tố giới
hạn” làm tiêu chuẩn để xác định thứ tự ưu tiên sản xuất sản phẩm.
+ Xác định nhân tố giới hạn chủ chốt.
+ Xác định: lãi trên biến phí (số dư đảm phí) tính trên một đơn vị nhân tố bị giới
hạn chủ chốt = Lãi trên biến phí (số dư đảm phí) đơn vị sản phẩm/số lượng đơn vị nhân
tố giới hạn chủ chốt tính trên một sản phẩm.
+ Lấy chỉ tiêu “lãi trên biến phí(số dư đảm phí) tính trên một đơn vị nhân tố giới
hạn chủ chốt” làm tiêu chuẩn để xác định thứ tự u tiên sản xuất sản phẩm, sản phẩm nào có “lãi trên biến phí(số dư đảm phí) tính trên một đơn vị nhân tố giới hạn chủ chốt” cao
nhất sẽ được tiên sản xuất nhất...
- Nếu có đồng thời nhiều nhân tố bị giới hạn .
Phương pháp sử dụng thuật toán với việc lập hàm mục tiêu sao cho lợi nhuận cao
nhất là phù hợp và cần thiết cho trường hợp này.
Trình tự của phương pháp này có thể thực hiện theo các bước:
+ Bước 1:Xác định hàm mục tiêu và biểu diễn hàm dưới dạng phương trình tuyến
tính.
Gọi f(x) là hàm mục tiêu , f(x) = cj xj => Max
Trong đó cj là lãi trên biến phí (số dư đảm phí) đơn vị sản phẩm loại j , xj là số l-
ợng sản phẩm loại j cần sản xuất ứng với các yếu tố d thừa (j = 1àn, có n loại sp)
+ Bước 2: Xác định điều kiện các nhân tố giới hạn và biểu diễn chúng thành hệ
các bất phơng trình.
Điều kiện các nhân tố giới hạn: aijxj < bi (i = 1àm ,có m nhân tố giới hạn)
Trong đó: aij là hệ số ứng với sản phẩm loại j và nhân tố d thừa có giới hạn thứ i
(aij có thể là định mức số lượng nhân tố giới hạn cho một đơn vị sp loại j hoặc đơn giá
bán cho một đơn vị sp loại j…); bi là nhân tố dư thừa có giới hạn thứ i, nó có thể là số lượng sp có thể tiêu thụ thêm, số giờ máy có thể khai thác thêm, số giờ lao động có thể huy động thêm…
+ Bước 3: Giải hệ phương trình bậc nhất
+ Bước 4: Xác dịnh phương trình sản xuất tối ưu (cơ cấu sản phảm tối ưu) phù
hợp với hàm mục tiêu.
Ví dụ 5.2: Công ty T & T sản xuất kinh doanh 2 mặt hàng X và Y, các thông tin
đã thu thập được như sau:
Chỉ tiêu Sản phẩm X Sản phẩm Y
1.Giá bán đơn vị (1000 đồng) 100 140
2.Biến phí đơn vị (1000 đồng) 60 50
3. Giờ máy chạy/1SP 1 3
4.Nhu cầu thị trường (sản phẩm) 2000 1500 Biết rằng: Tổng giờ máy chạy công ty có thể cung cấp tối đa là 6000 giờ.
Trong trường hợp này: để đáp ứng nhu cầu của thị trường công ty cần cung cấp số
giờ máy là: 2.000 x 1 + 1.500 x 3 = 6.500 giờ; trong khi đó công ty chỉ có thể cung cấp
tối đa 6000 giờ; nên số gờ máy chạy sẽ là nhân tố giới hạn chủ chốt, có bảng tính toán
138
Chỉ tiêu Sản phẩm X Sản phẩm Y
1. Giá bán đơn vị (1.000 đồng) 100 140
2. Biến phí đơn vị(1.000 đồng) 60 50
3. Lãi trên biến phí đơn vị (1.000 đồng) 40 90
4. Giờ máy chạy/1SP 1 3
5. Lãi trên biến phí trên 1 giờ máy 40 30
6. Thự tự ưu tiên sản xuất (1) (2)
7. Giờ máy cung cấp cho sản xuất 2000 4000
8. Cơ cấu sản phẩm sản xuất (SP) 2000 1333
9. Tổng lãi trên biến phí (1.000 đồng) 80.000 119.970
Như vậy, với cơ cấu sản phẩm sản xuất: 2000 sản phẩm X, 1333 sản phẩm Y sẽ đem lại Tổng lãi trên biến phí lớn nhất, do đó đem lại lợi nhuận lớn nhất.