- Bổ sung các chỉ tiêu trong Bảng CĐKT hợp nhất (Mẫu số B01 DN/HN)
9.9.2. Xác định phần lợi ích cổ đông thiểu số, lợi thế thương mại và một số bút toán điều chỉnh khi lập Bảng tổng hợp các chỉ tiêu hợp nhất trong trường hợ p giá tr ị
hợp lý và giá ghi sổ của công ty công ty không trùng nhau tại thời điểm hợp nhất
Ví dụ: Ngày 1/1/20x6, công ty P mua 90% cổ phiếu phổthông đang lưu hành của S với chi phí mua được thanh toán bằng tiền mặt là 5.000.000.000 đồng. Ngoài ra, P còn phải thanh toán cho cổ đông của S với số cổ phiếu mới phát hành là 100.000, mệnh giá một cổ phiếu là 10.000 đồng, giá thị trường bằng 01 cổ phiếu của công ty P là 50.000
đồng. Chi phí khác bằng tiền mặt liên quan đến hợp nhất là 200.000.000 đồng.
Tình hình tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của công ty P và công ty S giá hợp lý và giá ghi sổ của 2 công ty P và S trước lúc hợp nhất như sau:
Đơn vị: nghìn đồng
Công ty P Giá ghi sổ
Công ty S
Giá ghi sổ Giá hợp lý Tài sản Tiền 6.700.000 200.000 200.000 Phải thu của khách hàng 700.000 300.000 300.000 Hàng tồn kho 900.000 500.000 600.000 Tài sản ngắn hạn khác 1.800.000 1.200.000 1.200.000 TSCĐ hữu hình - Nguyên giá 20.000.000 8.000.000 8.700.000
Giá trị hao mòn lũy kế TSCĐ
hữu hình (5.000.000) (2,000,000) (2.000.000) Tổng tài sản 25.100.000 8.200.000 Nguồn vốn Tiền vay ngắn hạn 2.000.000 900.000 900.000 Các khoản phải trả khác 3.800.000 1.400.000 1.400.000 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 10.000.000 4.000.000 Thặng dư vốn cổ phần 5.000.000 1.000.000
Lợi nhuận chưa phân phối 4.300.000 900.000
Tổng nguồn vốn 25.100.000 8.200.000
Tài liệu liên quan đến phân bổ chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá ghi sổ tài sản của công ty S tại thời điểm bị mua (1/1/20x6) của công ty S như sau:
Toàn bộ hàng hóa lúc mua được bán hết trong năm 20x6
TSCĐ hữu hình, thời gian khấu hao là 10 năm bắt đầu từ 1/1/20x6 Lợi thếthương mại - được phân bổ trong thời gian 10 năm
Trích Bảng CĐKT của công ty P và công ty S vào ngày 31/12/20x6 như sau:
Bảng CĐKT (trích) Ngày 31/12/20x6 Đơn vị: nghìn đồng Công ty P Công ty S Tài sản Tiền 253.500 400.000 Phải thu của khách hàng 540.000 200.000 Hàng tồn kho 1.300.000 600.000 Tài sản ngắn hạn khác 2.000.000 1.100.000 TSCĐ hữu hình - Nguyên giá 23.000.000 8.000.000
126
Giá trị hao mòn lũy kế TSCĐ hữu hình (5.500.000) (2.400.000)
Đầu tư vào công ty công ty con 10.200.000 ________
Tổng tài sản 31.793.500 7.900.000 Nguồn vốn Vay và nợ ngắn hạn 970.000 1.200.000 Các khoản phải trả khác 4.000.000 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 11.000.000 4.000.000 Thặng dư vốn cổ phần 9.000.000 1.000.000
Lợi nhuận chưa phân phối 6.823.500 1.700.000
Tổng nguồn vốn 31.793.500 7.900.000
Trích Báo cáo KQHĐ kinh doanh của công ty P và công ty S cho niên độ kế toán
năm 20x6 như sau:
Báo cáo KQHĐ kinh doanh (Trích) Năm 20x6
Đơn vị: nghìn đồng
Chỉ tiêu Công ty P Công ty S
Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ 9.523.500 2.200.000
Trừđi: các khoản chi phí
1. Giá vốn hàng bán 4.000.000 700.000 2. Chi phí quản lý doanh nghiệp 900.000 440.000 5. Chi phí khác 2.100.000 260.000
Tổng chi phí 7.000.000 1.400.000
Lợi nhuận 2.523.500 800.000
Yêu cầu
a) Xác định giá phí hợp nhất, xác định lợi ích của công ty P và cổ đông thiểu số
trong giá trị hợp lý của tài sản thuần của công ty S tại ngày 1/1/20x6. Xác định lợi thế
thương mại.
b) Bút toán điều chỉnh cần thiết và lập bảng tổng hợp các chỉ tiêu hợp nhất tại ngày 1/1/20x6.
c) Bút toán điều chỉnh cần thiết và lập bảng tổng hợp các chỉ tiêu hợp nhất cho
niên độ kế toán kết thúc 31/12/20x6.
d) Xác định doanh thu và chi phí hoạt động tài chính trên Báo cáo KQHĐ kinh
doanh cá thể của công ty P cho niên độ kế toán kết thúc ngày 31/12/20x6 theo phương
Ghi chú:
+ Đểđơn giản, loại trừảnh hưởng của chính sách thuế, tham khảo thêm Thông tư
số 161/2007/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài chính về ảnh hưởng của chính sách thuếđến bút toán điều chỉnh.
+ Để minh họa cho các bút toán điều chỉnh, các chỉ tiêu trên Báo cáo KQHĐ kinh doanh và Bảng CĐKT xắp xếp không theo mẫu quy định trong QĐ số15/2006/QĐ- BTC ngày 20/3/2006 của Bộtrưởng BTC.
+ Toàn bộ TSCĐ hữu hình của công ty P và S đều được sử dụng cho mục đích quản lý doanh nghiệp.
+ Toàn bộ hàng tồn kho của công ty S tại thời điểm hợp nhất là hàng hóa.
Hướng dẫn giải ví dụ
Tỷ lệ quyền biểu quyết của công ty P đối với công ty S là 90%; do đó, công ty S
phải là công ty con của công ty S. Trong trường hợp này, tỷ lệ lợi ích của công ty P đối với công ty S cũng chính bằng tỷ lệ quyền biểu quyết của công ty P đối với công ty S.