Về trao đổi thương mạ

Một phần của tài liệu vai trò của Hành lang kinh tế Côn Minh –Lào Cai – Hà Nội –Hải Phòng – Quảng Ninh trong hợp tác thương mại giữa hai nước Việt –Trung.doc (Trang 32 - 38)

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HÀNH LANG KINH TẾ CÔN MINH –LÀO CAI –HÀ NỘI –HẢI PHÒNG –QUẢNG

2.2.1.1. Về trao đổi thương mạ

Trao đổi thương mại trên hành lang kinh tế Côn Minh –Lào Cai –Hà Nội – Hải Phòng –Quảng Ninh chủ yếu là hoạt động xuất nhập khẩu giữa tỉnh Vân Nam và Việt Nam. Hiện nay Việt Nam là một trong những bạn hàng lớn của Vân Nam. Về mậu dịch biên giới, Việt Nam là đối tác lớn thứ 2 của Vân Nam (sau Myanma) [21].

Do đẩy mạnh mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc nên thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam ngày càng phát triển. Theo thống kê của ngành thuế tỉnh Vân Nam, năm 2007 trong số 10 nước ASEAN, Việt Nam đã thay thế Myanma trở thành đối tác thương mại lớn nhất của tỉnh Vân Nam với thương mại song phương tăng mạnh 90% đạt 970 triệu USD[15].

Về mậu dịch chính ngạch, Việt Nam đứng thứ 3 trong 96 đối tác của tỉnh Vân Nam. Năm 2004 tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Vân Nam là 446 triệu USD, chiếm 6,2% tổng kim ngạch thương mại Việt Nam –Trung Quốc. Trong giai đoạn từ năm 2000-2004 kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam và Vân

Nam tăng bình quân hàng năm là 56%, từ 130 triệu USD năm 2001 lên 446 triệu USD năm 2004[13]. Năm 2007, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Vân Nam và các tỉnh thành phố của Việt Nam tăng hanh, từ cuối năm 2007 đến nay đạt 972 triệu USD, tăng 91,5% so với năm 2006 [7]. Mặc dù tỉnh Vân Nam tiếp giáp với 4 tỉnh của Việt Nam là Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, và Hà Giang, nhưng quan hệ thương mại Việt Nam –Vân Nam chủ yếu tập trung qua cửa khẩu Lào Cai do có đường giao thông thuận lợi. Kim ngạch xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Lào Cai (Việt Nam ) và Hà Khẩu (Trung Quốc ) từ 2005-2007 đã tăng 320 triệu USD chiếm 4,5% tổng kim ngạch hai chiều việt –Trung.

Như vậy có thể thấy hoạt động trao đổi thương mại qua cửa khẩu Lào Cai trong những năm qua ngày càng diễn ra sôi động và phát triển. Sự phát triển đó sẽ có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hành lang kinh tế Côn Minh –Lào Cai – Hà Nội –Hải Phòng –Quảng Ninh cùng phát triển, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống cho nhân dân, thu hút nhiều ngành nghề lao động, tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động.

403 476.8 723 0 100 200 300 400 500 600 700 800 2005 2006 2007 tổng Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Lào Cai ( Việt Nam ) -Hà

Biểu đồ: 2.3. Thể hiện tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Lào Cai (Việt Nam ) – Hà Khẩu (Vân Nam ) từ năm 2005-2007.

Các cửa khẩu chính giữa Việt Nam và Vân Nam là: cặp cửa khẩu quốc tế: Lào Cai –Hà Khẩu; cặp cửa khẩu quốc gia: Mường Khương –Kiều Đấu, Bát Xát, Bát Hà; cặp cửa khẩu tiểu ngạch: Y Tý –Ma Ngán Tỷ, Trịnh Tường –Tiểu Đông Sơn, Bản Vược –Pả Sa, Quang Kim –Toòng Piềng, Bản Lầu –Bạc Chì, Pha Long- Lao Kha và Si Ma Kai –Seo Pả Chư.

Trong 7 năm trở lại đây, hoạt động thương mại tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai – Hà Khẩu tăng bình quân 33,5%/năm. Chỉ tính riêng năm 2007, kim ngạch xuất nhập khẩu tại đây tăng từ 476,8 triệu USD lên 723 triệu USD [18], hóa trao đổi hai chiều qua tuyến này có tính bổ trợ cho nhau, đều là những mặt hàng thế mạnh của mỗi bên. Hàng năm, có khoảng 1,2 triệu lượt người, hơn 30.000 lượt xe ô tô và 1.200 đôi tàu liên vận tham gia xuất nhập cảnh qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai [15].

Hoạt động trao đổi thương mại giữa hai nước Việt –Trung còn thông qua cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Quảng Ninh ). Hiện nay, Quảng Ninh có 3 Khu kinh tế cửa khẩu là Móng Cái (TP Móng Cái), Hoành Mô – Đồng Văn (Bình Liêu) và Bắc Phong Sinh (Hải Hà). Đây chính là tiền đề quan trọng để tỉnh Quảng Ninh thúc đẩy hoạt động thương mại phát triển từ đó tạo ra động lực thúc đẩy hành lang kinh tế ngày càng phát triển. Có thể nói trong những năm qua trao đổi buôn bán qua cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Quảng Ninh) đã đạt được những thành tựu to lớn. Kim ngạch thương mại hai chiều qua cửa khẩu Móng Cái trong 6 tháng đầu năm 2008 tiếp tục tăng khá, đạt 1,846 tỉ USD, tăng 18,8% so với cùng thời kỳ năm 2007.

Về xuất khẩu: Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của nước ta sang Trung

Quốc qua cửa khẩu Móng Cái từ đầu năm đến 15/6/2008 đạt 631 triệu USD, tăng 20,9% so với cùng kỳ năm 2007 và bằng 34,2% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu chính ngạch đạt 424,9 triệu USD, tăng 23% và tập trung ở các mặt hàng: cao su, than đá, thuỷ hải sản, khoáng sản, các sản phẩm nông sản, đồ gỗ, vật liệu điện, nước....; kim ngạch xuất khẩu tiểu ngạch đạt 206,4 triệu USD, tăng 16,8% so với cùng kỳ[18]

Nhập khẩu: Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá từ Trung Quốc vào nước ta qua cửa khẩu Móng Cái 6 tháng đầu năm 2008 đạt 680 triệu USD, tăng 17,6% so với cùng kỳ năm 2007. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu chính ngạch đạt 497,3 triệu USD, tăng 18,2% so với cùng kỳ; kim ngạch nhập khẩu tiểu ngạch theo tuyến hàng hoá do phía Trung Quốc xác lập tại điểm thông quan Sáy Nguồn và Lục Lầm đạt 182,1 triệu USD, tăng 15,7% [18] Các mặt hàng được nhập về từ Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm 2008 khá phong phú gồm thép, phôi thép, xi măng trắng, phân bón hoá học, vật liệu xây dựng, hoá chất, hạt nhựa, nguyên phụ liệu dệt may và da giày, máy móc thiết bị phục vụ thi công và sản xuất hàng hoá, phụ tùng ôtô, tàu thuỷ, xe máy, thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi.

[18].

Đến năm 2008 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Móng Cái đạt 4,1 tỷ USD tăng 8,2 lần so với năm 2005 và chiếm 20% tổng kim ngạch thương mại hai chiều Việt –Trung[11]

. 0.5 0.5 2.4 4.1 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 2005 2007 2008 tỷ USD tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Móng Cái đơn vị tỷ USD

Biểu đồ 2.4. Thể hiện tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Móng Cái năm 2005-2008.

Bảng 2.4. Bảng so sánh giá trị của tổng kim ngạch thương mại hai chiều Viêt –Trung trong 2 năm 2005 và 2007

Đơn vị: tỷ USD Năm Tổng kim ngạch thương mại hai chiều Việt –Trung Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Lào Cai Giá trị % so với tổng kim ngạch thương mại hai chiều Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Móng Cái Giá trị %so với tổng kim ngạch thương mại hai chiều 2005 8,739 0,403 4,61 0,5 5,72 2007 15,85 0,723 4,56 2,4 15,14

Như vậy Việt Nam xuất khẩu sang Vân Nam chủ yếu là khoáng sản (quặng sắt, quặng đồng, crôm) nông –lâm –thủy sản (gỗ rừng trồng, cao su nguyên liệu, rau hoa quả, hải sản đông lạnh và khô) và một số mặt hàng tiêu dùng khác như bột giặt, đồ nhựa, giày dép. Trong đó các mặt hàng khoáng sản và nông sản chiếm tỷ trọng lớn khoảng 95% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Những mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Vân Nam là hóa chất các loại, thạch cao, giống cây trồng, phân bón, nguyên, phụ liệu thuốc lá, vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị, phụ tùng (các nhóm hàng này chiếm 70% tỷ trọng hàng nhập khẩu), hàng nông sản như hoa, quả quả tươi, rau, củ (chiếm 20%), hàng tiêu dùng chiếm (10%)[1 (Tr.109)] vvv….

Hoạt động thương mại giữa Vân Nam và Việt Nam qua cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) và cửa khẩu Lào Cai được thực hiện thông qua 2 phương thức xuất nhập khẩu mậu dịch chính ngạch và buôn bán tiểu ngạch trong đó phần lớn là xuất nhập khẩu mậu dịch chính ngạch.

Kim ngạch buôn bán tiểu ngạch trong những năm gần đây có tăng song mới kiểm soát và thu thuế được khoảng 15% -20% giá trị thực tế hàng hóa nhập khẩu [1(Tr.110)]. Tuy nhiên xuất nhập khẩu tiểu ngạch phần nào đáp ứng được nhu cầu trao đổi hàng hóa, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống của người dân trên tuyến hành lang và khu vực lân cận. Ngoài ra còn có hình thức hàng đổi hàng, chuyển khẩu, quá cảnh, hợp tác kinh tế kỹ thuật.

Chủ thể tham gia vào hoạt động thương mại trên hành làng kinh tế Côn Minh –Lào Cai –Hà Nội –Hải Phòng –Quảng Ninh thời gian qua tương đối đa dạng, bao gồm những thành phần như: Doanh nghiệp nhà nước, tập thể, cá nhân thuộc nhiều ngành, nhiều địa phương trong cả nước, các công ty quốc doanh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty liên doanh và có vốn 100% vốn nước ngoài thuộc các tỉnh trên hành lang kinh tế và các tỉnh từ nhiều địa phương trong cả nước tham gia hoạt động thương mại với thị trường Trung Quốc, trong đó có hơn 130 đơn vị hoạt động [1,Tr.112].

Gắn liền với hoạt động trao đổi hàng hóa trên hành lang kinh tế là hoạt động thương mại, dịch vụ, thương mại hàng hóa phát triển khá nhanh trong thời gian vừa qua nhưng thương mại dịch vụ lại phát triển tương đối.

Về dịch vụ vận tải: 70% lượng hàng hóa trao đổi trên hành lang kinh tế

Côn Minh –Lào Cai –Hà Nội –Hải Phòng –Quảng Ninh được vận chuyển bằng đường sắt, chỉ có 30% là vận chuyển bằng đường bộ[17]. Tuyến đường sắt Lào Cai –Hà Nội –Hải Phòng được tỉnh Vân Nam đưa vào sử dụng năm 2001 để vận chuyển hàng quá cảnh.

Về kho ngoại quan: Kho ngoại quan có vai trò quan trọng trong việc đẩy

mạnh hoạt động trao đổi hàng hóa và vận chuyển hàng quá cảnh trên hành lang kinh tế này. Thời gian qua một khối lượng hàng hóa khá lớn đã được vận chuyển quá cảnh trên hành lang này, đã lưu giữ trong kho khoảng 65% để chất lượng hàng hóa đảm bảo và phù hợp với thời gian giao nhận hàng, thời gian vận chuyển[15].

Về cảng biển: Hàng quá cảnh của tỉnh Vân Nam qua tuyến đường sắt Lào

Cai –Hà Nồi –Hải Phòng để đến các nước ASEAN đều phải qua cảng Hải Phòng.Năm 2005 từ 3 - 4 triệu tấn/năm và khoảng 7 - 8 triệu tấn/năm vào năm 2010. Hàng quá cảnh của Vân Nam qua cảng Hải Phòng có thể sẽ lên tới 3 triệu tấn vào năm 2010[17].

Một phần của tài liệu vai trò của Hành lang kinh tế Côn Minh –Lào Cai – Hà Nội –Hải Phòng – Quảng Ninh trong hợp tác thương mại giữa hai nước Việt –Trung.doc (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w