Giải pháp phát triển hạ tầng

Một phần của tài liệu vai trò của Hành lang kinh tế Côn Minh –Lào Cai – Hà Nội –Hải Phòng – Quảng Ninh trong hợp tác thương mại giữa hai nước Việt –Trung.doc (Trang 45 - 48)

QUẢNG NINH 3.1 CÁC GIẢI PHÁP

3.1.1.1. Giải pháp phát triển hạ tầng

Một là, tăng cường hợp tác về xây dựng cửa khẩu và các tuyến đường thông thương phát triển kết cấu hạ tầng thương mại hợp tác giao thông cần phải tiến hành trước, trong đó nhiệm vụ quan trong nhất là xây dựng, cải tạo nâng cấp các tuyến giao thông.

Hiện nay, phương thức liên kết trên hành lang, chủ yếu dựa vào đường sắt Vân Nam –Việt Nam, đường bộ Côn Minh – Hà nội, đường thuỷ sông Hồng. Do sức chở của tuyến đường sắt Việt Nam có hạn, giá thành vận tải đường bộ tương

đối cao, đường thuỷ theo sông Hồng chưa khai thông, nên việc xuất nhập khẩu hàng hoá, việc đi lại của du khách thường bị hạn chế.

Để khắc phục tình trạng này, trước hết là hợp tác xây dựng và nâng cấp tuyến đường bộ Côn Minh –Hà Nội đoạn Lào Cai –Hà Nội ở phía Việt Nam; nâng cấp tuyến đường Côn Minh –Hải Phòng theo tiêu chuẩn quốc tế; xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại cho khu thương mại cửa khẩu Kim Thành Hà Khẩu; cải tạo và nâng cấp cụm cảng Hải Phòng, cảng Cái Lân, hệ thống các kho ngoại quan, phát triển liên vận quốc tế trên bộ và trên biển.

Về đường sắt, chủ yếu là nâng cấp năng lực vận chuyển như nâng cấp tuyến đường, bổ sung toa xe, tăng vòng quay. Cải tạo kỹ thuật đường sắt Việt Nam –Côn Minh kết hợp với việc xây dựng đường sắt xuyên Á trong tương lai

Hai là, tăng cường hợp tác phát triển thương mại:

Điều chỉnh cơ cấu sản xuất và thương mại phù hợp với nhu cầu ngày càng thay đổi của hai bên. Đồng thời, hai bên căn cứ vào điều kiện thực tiễn để đa dạng hóa các hình thức mậu dịch biên giới như mậu dịch đổi hàng, mậu dịch quá cảnh, mậu dịch chuyển khẩu, mậu dịch gia công, mậu dịch dịch vụ và hợp tác kỹ thuật...Chú trọng điều chỉnh cơ cấu thương mại, tích cực khai thác các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ lực giữa hai bên để có thể bổ sung cho nhau. Vân Nam sẽ thúc đẩy hơn việc xuất khẩu các sản phẩm điện cơ, thiết bị toàn bộ, sản phẩm hoá chất, thiết bị thông tin và viễn thông đó là những sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao sẽ được xuất khẩu sang Việt Nam. Đồng thời áp dụng phương thức xuất nhập khẩu trực tiếp, mậu dịch gia công. Trong thương mại giữa hai bên, điều đáng chú ý là Việt Nam thường ở thế nhập siêu. Do vậy, Việt Nam cần khai thác triệt để lợi thế tự nhiên và để đẩy mạnh các mặt hàng chủ lực như nông sản, thuỷ sản, khoáng sản và lâm sản..., nhằm tạo thuận lợi cho sự phát triển cân bằng và ổn định trong quan hệ buôn bán giữa hai bên.

Ngoài ra, hai bên còn tích cực ủng hộ và khuyến khích các doanh nghiệp lớn của hai bên tham gia xây dựng hành lang kinh tế, bắc cầu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của hai bên giao lưu thường xuyên lẫn nhau. Thông qua việc tổ chức

hội chợ, triển lãm, hội thảo….làm tăng sức hấp dẫn đối với các doanh nghiệp để các tập đoàn lớn này đến hợp tác kinh doanh...kết hợp thương mại với các lĩnh vực khác như công nghiệp, nông nghiệp, kỹ thuật.

Xây dựng các tập đoàn lớn, phát triển qui mô kinh doanh. Cần phải xây dựng thời gian biểu cho các cuộc gặp mặt định kỳ giữa hai phía nhằm thông báo cho nhau tình hình diễn biến về chính sách và các vấn đề xử lý điều tiết có liên quan. Sớm ký kết hiệp định tư pháp và hỗ trợ pháp lý biên giới Việt – Trung nhằm mang lại sự đảm bảo pháp lý cho biên mậu. Đồng thời đơn giản hóa các thủ tục mậu dịch quá cảnh để hấp dẫn hàng hoá nước thứ 3 chuyển qua Việt Nam.

Có thể nói, với những khả năng hợp tác trên, thông qua hành lang kinh tế Côn Minh –Lào Cai –Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, Việt Nam và các nước ASEAN có thể mở cửa với thị trường Trung Quốc và ngược lại. Song sự hợp tác này không cùng trình độ, một là giữa trình độ cao và trình độ thấp. Qua nhiều phương thức hợp tác, nó sẽ làm thay đổi hẳn phương thức hợp tác và giao lưu đơn nhất. Các yếu tố sản xuất sẽ đựơc tiến hành phân bổ và phân bổ lại bằng những phương thức linh hoạt, đa dạng hơn, đạt hiệu quả lớn hơn.

Đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ trên hành lang kinh tế hai bên đẩy mạnh hợp tác đầu tư về kỹ thuật, coi đây là điều kiện tiên quyết để phát triển quan hệ hợp tác lâu dài và hiệu quả. Căn cứ vào tiềm lực của hai bên, trước mắt cần lấy khoáng sản, nông nghiệp làm trọng tâm hợp tác kinh tế kỹ thuật giữa Vân Nam và Việt Nam. Phía Bắc Việt Nam có nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản trong khi đó Vân Nam lại dẫn đầu về kim loại màu, kỹ thuật luyện kim tương đối tiên tiến. Sự kết hợp về kỹ thuật và tài nguyên của hai bên sẽ cùng tạo ra một ngành sản xuất có ưu thế. Điều kiện nông nghiệp của Vân Nam cũng giống như của Việt Nam, Vân Nam có thể phát huy ưu thế tương đối mạnh về kỹ thuật nông nghiệp để cung cấp cho Việt Nam các giống cây trồng, lúa, gạo, chè, thuốc lá, khoai tây, cũng như cung cấp kỹ thuật trồng trọt và máy móc thiết bị tương ứng. Phía Vân Nam cần khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực lực đến Việt Nam đầu tư xây dựng nhà máy, tham gia đấu thầu về thuỷ điện, đường sá, thủy lợi tại Việt

Nam. Phía Việt Nam cũng cần khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào Vân Nam, đồng thời tạo điều thuận lợi về dịch vụ, khung khổ pháp lý để thu hút đầu tư của Vân Nam.

Cùng với việc nâng cấp và mở rộng các tuyến đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường thuỷ, hợp tác du lịch sẽ là một lợi thế lớn trong hợp tác tiểu vùng cũng như khu vực hành lang kinh tế Côn Minh –Lào Cai –Hà Nội –Hải Phòng – Quảng Ninh .

Một phần của tài liệu vai trò của Hành lang kinh tế Côn Minh –Lào Cai – Hà Nội –Hải Phòng – Quảng Ninh trong hợp tác thương mại giữa hai nước Việt –Trung.doc (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w