Giải pháp về phía doanh nghiệp

Một phần của tài liệu vai trò của Hành lang kinh tế Côn Minh –Lào Cai – Hà Nội –Hải Phòng – Quảng Ninh trong hợp tác thương mại giữa hai nước Việt –Trung.doc (Trang 48 - 52)

QUẢNG NINH 3.1 CÁC GIẢI PHÁP

3.1.2.Giải pháp về phía doanh nghiệp

Về phía doanh nghiệp, cần chủ động đổi mới nhận thức và phương pháp kinh doanh theo hướng tiếp cận thị trường, nâng cao tỷ lệ chế biến bảo quản, đẩy

mạnh công tác quảng cáo thương hiệu, tiến tới xây dựng hệ thống bán buôn bán lẻ tại thị trường Trung Quốc. Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam cần tập trung nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, xây dựng thương hiệu, thống nhất hành động thông qua hiệp hội ngành nghề phù hợp với yêu cầu sau khi Việt Nam gia nhập WTO và quá trình hình thành khu vực thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc vào năm 2010.

Một là, lựa chọn nguồn hàng xuất khẩu. Việc Việt Nam và Trung Quốc trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã và đang mở ra một cục diện và xu thế mới trong quan hệ thương mại giữa hai nước. Trung Quốc đang dần trở thành cường quốc về xuất khẩu nên vấn đề là các doanh nghiệp Việt Nam cần có tầm nhìn lâu dài và dựa vào các yếu tố thế mạnh để xác định các mặt hàng xuất khẩu chiến lược sang thị trường Trung Quốc.

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, các mặt hàng nông sản nhiệt đới như cao su, hoa quả nhiệt đới, hạt điều; đồ gỗ giả cổ, giày dép sản xuất từ cao su, các sản phẩm nhựa, linh kiện điện tử, chi tiết máy và cuối cùng là mặt hàng điện và dây cáp điện. Đánh giá về khả năng hợp tác và thúc đẩy xuất khẩu đối với một số mặt hàng công nghiệp, trong đó có ô tô, Tổng giám đốc tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam Nguyễn Văn Khoa nhận định: ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc rất phát triển với nhiều chủng loại ô tô thích hợp với địa hình nước ta và được người tiêu dùng chấp nhận. Do vậy triển vọng hợp tác giữa các doanh nghiệp hai nước là rất lớn.

Tuy nhiên trong chừng mực Trung Quốc có ưu thế hơn hẳn ta trong rất nhiều mặt hàng vì thế để có thể đẩy mạnh xuất khẩu, hợp tác với Trung Quốc chúng ta nên lựa chọn những mặt hàng có ưu thế, có khả năng cạnh tranh trong dài hạn, cũng như nên có chiến lược hợp lý nhằm phát triển những mặt hàng trọng tâm. Một số nguồn hàng mà chúng ta nên lựa chọn là: thủy sản, cao su, dầu thô, dược liệu đây là những mặt hàng mà chúng ta đang có thế mạnh, lại được thị trường Trung Quốc chấp nhận. Mặc dù những mặt hàng nói trên có thị trường tiêu thụ rất rộng lớn ở nhiều nơi, song xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc có thể

giảm bớt chi phí vận chuyển và yêu cầu về chất lượng không quá ngặt nghèo do đó chúng ta có thể lựa chọn, nhưng trong tương lai để có thể đẩy mạnh hơn nữa đối với các mặt hàng này chúng ta nên cải tiến kỹ thuật nâng cao năng suất chất lượng. Ngoài ra đối với vùng biên giới Tây Nam Trung Quốc chúng ta cũng có thể tập trung vào các mặt hàng có triển vọng như: đồ gỗ gia dụng, nông sản và hàng công nghiệp như quần áo dệt kim, giày dép sản phẩm nhựa ..bằng việc thúc đẩy hơn nữa xúc tiến thương mại, nghiên cứu thị trường, cải tiến mẫu mã, giảm giá thành để có thể cạnh tranh với hàng Trung Quốc. Từng bước hạn chế và tiến tới ngừng xuất khẩu nguyên liệu quý, các sản phẩm đa dạng sinh học. Cần đầu tư công nghệ để nâng cao giá trị gia tăng của những mặt hàng này. Xác định khai thác dịch vụ quá cảnh, chuyển khẩu phát triển du lịch là mục tiêu chủ yếu, do vậy doanh nghiệp nên tập trung vào việc đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề, các nhà quản lý giỏi, thiết lập bộ máy và tổ chức hiệu quả để phát triển dịch vụ.

Hai là, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ:

Cập nhập đầy đủ thông tin để xác định những lĩnh vực và mặt hàng kinh doanh của Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến sản xuất của mình. Trên cơ sở đó điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp với điều kiện mở cửa thương mại.

Không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm theo nhu cầu tiêu dùng ngày càng phát triển và nâng cao của xã hội; đầu tư đổi mới thiết bị nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành.

Làm tốt công tác tiếp thị, để đảm bảo cho mình thị trường ổn định, lâu dài và ngày càng mở rộng.

Nâng cao trình độ năng lực kinh doanh, điều hành quản lý doanh nghiệp, nhất là nâng cao trình độ và kinh nghiệm kinh doanh, điều hành của giám đốc.

Về hàng hóa cần chú trọng đến bao bì, nhãn mác, áp dụng hệ thống mã phổ cập đối với hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc để thuận lợi trong khâu bán lẻ tại các siêu thị, hạ giá thành sản phẩm để có thể cạnh tranh với hàng Trung Quốc, nghiên cứu xây dựng chiến lược mặt hàng thích hợp với thị trường Trung Quốc trong giai đoạn cụ thể:

Về dịch vụ, lợi thế thương mại của Việt Nam trong hành lang kinh tế Côn Minh –Lào Cai –Hà Nội –Hải Phòng –Quảng Ninh là các loại hình dịch vụ như vận tải, thông tin, điện, kho vận, cầu cảng, dịch vụ ..chính vì vậy, các doanh nghiệp cần tập trung khai thác lợi thế này để phát triển các loại hình dịch vụ thích hợp sử dụng tuyến hành lang kinh tế với tính chất là dịch vụ quá cảnh của hàng Trung Quốc và các nước lân cận thông qua cảng biển Hải Phòng, Quảng Ninh. Trên cơ sở đầu tư của nhà nước cho cơ sở hạ tầng, các doanh nghiệp cần có biện pháp để khai thác hiệu quả các công trình này, đồng thời phối hợp với nhà nước tiếp tục hoàn thiện kết cấu hạ tầng, mở rộng qui mô khai thác dịch vụ

Ba là, mở rộng các phương thức hoạt động thương mại:

Các doanh nghiệp chủ động mở rộng các phương thức hoạt động kinh doanh như tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, lưu kho ngoại quan để quá cảnh hàng hóa xuất nhập khẩu.

Phát triển các hình thức xuất khẩu dịch vụ như du lịch, vận tải biển, và dịch vụ giao nhận hàng quá cảnh và các loại dịch vụ khác.

Các doanh nghiệp cũng cần tổ chức các công ty con hoặc văn phòng đại diện gần cửa khẩu để tạo điều kiện thuận lợi cho giao dịch, mua bán hàng hóa đồng thời có thể giới thiệu sản phẩm của mình đối với bạn hàng được dễ dàng hơn.

Sử dụng các phương thức mua bán và thanh toán linh hoạt, phù hợp với đối tượng và tính chất mặt hàng xuất khẩu để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Cùng với việc mở rộng các mặt hàng kinh doanh xuất khẩu hiện có thế mạnh, doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động liên kết với doanh nghiệp Trung Quốc để ký hợp đồng xuất khẩu dài hạn, xây dựng kế hoạch xuất nhập khẩu ổn định.

Khai thác cơ hội tham gia các hội chợ, triển lãm để giới thiệu mặt hàng của mình, khai thác nguồn hàng của nước bạn và phát triển phương thức xuất nhập khẩu tại chỗ. Tăng cường hợp tác theo phương hướng về sản xuất hàng xuất khẩu để tăng kim ngạch xuất khẩu.

Các doanh nghiệp cần xem xét chuyển dần từ buôn bán thuần túy sang hợp tác liên doanh, sản xuất lắp ráp tiêu thụ hàng hóa tại thị trường hai nước và xuất khẩu sang nước thứ 3 như liên doanh sản xuất đồ điện gia đình, thức ăn gia súc, giày dép, may mặc, thực phẩm…

Các doanh nghiệp cần mạnh dạn đầu tư sản xuất và kinh doanh sang nước ngoài, tổ chức sản xuất xây dựng mạng lưới tiêu thụ và huy động vốn, tận dụng nguyên liệu và thị trường Trung Quốc.

Tăng cường hợp tác với Trung Quốc trong các lĩnh vực chế biến hàng nông lâm hải sản để tăng dần tỷ trọng chế biến trong cơ cấu hàng xuất khẩu sang Trung Quốc và mở rộng xuất khẩu sang các thị trường khác.

Hình thức hợp tác với Vân Nam –Trung Quốc có thể chú ý phát triển kiểu đầu tư trực tiếp, như vậy vừa có thể tránh hàng rào thuế quan, lại có thể tận dụng ưu thế về tài nguyên.

3.1.3.Giải pháp hoàn thiện chính sách thương mại

Một phần của tài liệu vai trò của Hành lang kinh tế Côn Minh –Lào Cai – Hà Nội –Hải Phòng – Quảng Ninh trong hợp tác thương mại giữa hai nước Việt –Trung.doc (Trang 48 - 52)