THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HÀNH LANG KINH TẾ CÔN MINH –LÀO CAI –HÀ NỘI –HẢI PHÒNG –QUẢNG
2.4. NGUYÊN NHÂN HẠN CHẾ
Thứ nhất, Cơ sở hạ tầng cho trao đổi thương mại chưa phát triển. Hệ thống đường sắt, đường bộ, đường sông tuy đã được cải tạo nhưng còn lạc hậu, hạn chế khả năng lưu chuyển hàng hoá, chi phí vận chuyển cao, phía Việt Nam vận chuyển sang Vân Nam khó hơn và chi phí cao hơn. Bên cạnh đó các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu chưa phát triển như hệ thống ngân hàng, thông tin, kho ngoại quan, cơ sở vật chất cửa khẩu.
Thứ hai, Còn nhiều rào cản thương mại ở hai phía Việt Nam và Trung Quốc. Thủ tục thông quan còn chậm, chi phí vận chuyển còn cao, các quy định xuất nhập khẩu không ổn định, còn mang tính cục bộ địa phương.
Thứ ba, Cơ cấu hàng xuất khẩu còn nghèo nàn. Tính bổ sung hàng xuất nhập khẩu của hai bên chưa cao, hàng thô vẫn là chủ yếu do đó chủng loại hàng trao đổi chậm cải tiến.
Thứ tư, Trình độ phát triển kinh tế của khu vực còn quá thấp. Thị trường của khu vực lệ thuộc vào các khu vực thị trường khác phát triển hơn. Chẳng hạn, các tỉnh phía Bắc Việt Nam có quan hệ ngoại thương khá chặt chẽ với các nước như Singapore, Malaysia, Thái Lan, những nước đã thực hiện chế độ thương mại tự do với Việt Nam trong khuôn khổ AFTA.
Có thể nói với những thành tựu mà hành lang kinh tế Côn Minh –Lào Cai – Hà Nội –Hải Phòng –Quảng Ninh đã đạt được là những bước đi quan trọng trong quan hệ hợp tác thương mại giữa hai nước Việt –Trung và trong những bước đi ấy cũng không tránh khỏi thiếu sót và hạn chế của nó do vậy các nhà lãnh đạo của hai nước cần phải đưa ra những giải pháp phù hợp với tình hình của mỗi nước nhằm thúc đẩy phát triển hành lang trong tương lai.
Tóm lại: Từ khi hành lang kinh tế Côn Minh –Lào Cai –Hà Nội –Hải Phong -Quảng Ninh đi vào hoạt đạt nhiều kết quả đáng mừng, trong đó về lĩnh vực thương mại, trao đổi hàng hóa không ngừng gia tăng, cơ cầu các mặt hàng xuất nhập ngày càng đa dạng, cùng với nhiều hình thức trao đổi buôn bán đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch ngoại thương Việt –Trung lên tầm cao mới. Tuy hành lang kinh tế đã đạt được những thành tựu nhưng nó cũng không tránh khỏi
hạn chế . Trước thực trạng đó các nhà lãnh đạo hai nước đưa ra giảp pháp thúc đẩy phát triển hơn nữa và giảm thiểu vấn đề còn tồn tại.
CHƯƠNG 3