Chính sách xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu vai trò của Hành lang kinh tế Côn Minh –Lào Cai – Hà Nội –Hải Phòng – Quảng Ninh trong hợp tác thương mại giữa hai nước Việt –Trung.doc (Trang 52 - 54)

QUẢNG NINH 3.1 CÁC GIẢI PHÁP

3.1.3.1.chính sách xuất nhập khẩu

♦ Hạn ngạch:

Trong quan hệ buôn bán giữa Vân Nam –Việt Nam, nước ta nên qui định được phép xuất khẩu hoặc ở mức độ nào đó nhằm bảo vệ người tiêu dùng trong nước khỏi sự thiếu hụt tạm thời đặc biệt lương thực. Ngoài ra việc áp dụng hạn ngạch xuất khẩu còn đảm bảo phục vụ nhu cầu trong nước cho Việt Nam về lâu dài.

Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam cũng qui định hạn ngạch nhập khẩu chính sách này với mục đích bảo hộ giá cả thị trường nội địa của nước ta, làm giảm hàng hóa của Trung Quốc có giá thấp hơn tràn vào Việt Nam. Khi giá của hàng hóa của Trung Quốc thấp hơn có thể dẫn đến một số doanh nghiệp bị phá sản do chi phí sản xuất cao. Do đó việc áp dụng chính sách hạn ngạch xuất nhập khẩu là góp phần hoàn thiện chính sách thương mại.

Là cơ quan có thẩm quyền cho phép các nhà kinh doanh, các doanh nghiệp được xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Để các mặt hàng đổi giữa hai nước thông qua hành lang kinh tế Côn Minh –Lào Cai –Hà Nội –Hải Phòng –Quảng Ninh ngày càng đa dạng và thuận tiện hơn thì cơ quan chức năng có thẩm quyền Việt Nam- Vân Nam tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp hai bên có cơ hội trao đổi những mặt hàng để bổ sung cho nhau. Cần phải đơn giản hóa thủ tục cấp giấy phép, thời gian cấp giấy phép phải được rút ngắn. Giảm chi phí việc cấp giấy phép.

♦ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa:

Bất cứ mặt hàng nào khi xuất khẩu hay nhập khẩu trên thị trường đòi hỏi phải nghi rõ nguồn gốc xuất xứ. Đối tác giữa Vân Nam – Nam khi xuất khẩu (nhập khẩu) hàng hóa yêu cầu phải gửi kèm chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa này.

♦ cấm xuất, nhập khẩu:

Việc thúc đẩy buôn bán hàng hóa trên hành lang kinh tế Côn Minh–Lào Cai–Hà Nội –Hải Phòng –Quảng Ninh là mong muốn, là chiến lược đặt ra trong hợp tác quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam- Vân Nam (Trung Quốc) trong bối cảnh hiện nay. Nhưng sự thúc đẩy cần phải có chọn lọc cần có chính sách qui định rõ ràng những mặt được phép xuất khẩu, nhập khẩu còn những mặt hàng nào cấm xuất và nhập khẩu. Việt Nam đã cấm xuất khẩu những loại động thực vật quý hiếm nằm trong danh sách đỏ của quốc gia. Cấm nhập khẩu những mặt hàng có chất kích thích, chất cháy nổ gây nguy hiểm đến tính mạng con ngưòi như pháo, các loại đồ chơi trẻ em mang tính bạo lực như súng và những mặt hàng quốc cấm.

3.1.3.2. Thuế

Thuế quan là thuế gián thu đánh vào hàng hóa khi chúng di chuyển từ lãnh thổ hải quan này sang lãnh thổ hải quan khác. Nó là công cụ kinh tế được sử dụng lâu đời nhất và phổ biến nhất trong chính sách thương mại quốc tế. Thuế có thể hạn chế số lượng nhập khẩu và xuất khẩu của hàng hóa. Các doanh nghiệp hai bên cần phải có chính sách điều chỉnh sao cho phù hợp và đảm bảo cho quá trình trao đổi hàng hóa diễn ra ổn định.

Hàng hóa của Việt xuất khẩu sang Trung quốc chủ yếu là nông –lâm –thuỷ - hải sản. nhưng những mặt hàng này vẫn chị thuế xuất khẩu. Nhưng do giữa tỉnh Vân Nam –Việt Nam nằm trên hành lang kinh tế cùng mậu dịch biên giới nên phía nhà nước Việt Nam áp dụng mức thuế ưư đãi, hàng hóa Việt Nam có khả năng canh trên thị trường Trung Quốc.

Cần đầy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thuận lợi hóa các khâu liên quan xuất khẩu như: thuế, hải quan

3.1.3.3.Tín dụng xuất khẩu

Đây là hình thức kkhuyến khích xuất khẩu bằng cách nhà nước lập quỹ tín dụng xuất khẩu hỗ trợ cho hệ thống ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay đối với sản xuất xuất khẩu. Tiếp tục ưu tiên tín dụng và bảo đảm cung ứng đủ vốn cho nông dân và các doanh nghiệp thu mua nguyên liệu đặc biệt là các hàng nông sản, thuỷ sản, công nghiệp chế biến xuất khẩu.

Quỹ hộ trợ xuất khẩu là giúp các doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng do không có tài sản thuế chấp. Quỹ hộ trợ xuất khẩu sẽ đứng ra bảo lãnh các khoản vay, cung cấp các khoản vay tín dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu trên hành lang kinh tế Côn Minh–Lào Cai–Hà Nội –Hải Phòng –Quảng Ninh để các doanh nghiệp đầu tư công nghệ hiện đại và đảm bảo vốn huy động .

Một phần của tài liệu vai trò của Hành lang kinh tế Côn Minh –Lào Cai – Hà Nội –Hải Phòng – Quảng Ninh trong hợp tác thương mại giữa hai nước Việt –Trung.doc (Trang 52 - 54)